4 Nguyên tắc trong chứng nhận ISO 45001:2018

Tổ chức, doanh nghiệp cần có trách nhiệm là đảm bảo giảm thiểu được những rủi ro làm tổn hại cho người lao động làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nên, chứng nhận ISO 45001:2018 ra đời giúp tổ chức quản lý được hiệu quả công tác sản xuất và hạn chế được tai nạn lao động xảy ra.

Mục đích của chứng nhận ISO 45001:2018?

Đưa ra được khuôn khổ quản lý rủi ro. Những kết quả của hệ thống sẽ đưa ra được biện pháp để ngăn ngừa thương tích và về sức khoẻ yếu trong công việc cho người lao động, tạo cho họ môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

Ngoài ra, chứng nhận này còn hỗ trợ tổ chức hoàn thành được yêu cầu về pháp lý và những yêu cầu khác về an toàn và sức khỏe người lao động.

Nguyên tắc PDCA trong chứng nhận ISO 45001:2018?

Khung chính trong Tiêu chuẩn ISO 45001 tương tự như ISO 9001 và tuân theo nguyên tắc cải tiến liên tục PDCA, nghĩa là Plan – Do – Check – Action (Plan – Thực hiện theo kế hoạch – Kiểm tra xem việc thực hiện có đúng kế hoạch hay không để đánh giá và cải tiến).

Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đưa ra các yêu cầu về xác định bối cảnh nội bộ, bối cảnh bên ngoài, phân tích rủi ro/mối đe dọa và đưa các biện pháp phòng ngừa rủi ro/ngăn ngừa rủi ro vào việc lập kế hoạch cho Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Kế hoạch (Plan)

Ban Giám đốc xem xét bối cảnh bên trong, bối cảnh bên ngoài, nhu cầu và mong đợi của người lao động các bên quan tâm đến việc đảm bảo an toàn lao động và phòng ngừa bệnh tật từ công việc, nghề nghiệp để hoạch định Hệ thống quản lý An toàn, sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả và thực tế nhất.

Các phòng ban phải xác định các mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro dẫn đến mất an toàn, có thể xảy ra tai nạn lao động cũng như là về điều kiện môi trường làm việc sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Cuối cùng, cần xác định mối nguy hiểm nào cần có biện pháp kiểm soát để ngăn chặn, ngăn chặn xảy ra hoặc nếu chúng xảy ra thì hậu quả sẽ được giảm thiểu.

Trong quá trình xác định mối nguy, doanh nghiệp phải thu thập các yêu cầu pháp lý của nhà nước và yêu cầu của các bên liên quan để xem xét phải tuân thủ những yêu cầu nào.

Dựa vào những kết quả phân tích mối nguy, rủi ro và xem xét những yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác thì doanh nghiệp cần:

+ Đặt mục tiêu để chính sách An toàn, vệ sinh lao động được đề xuất có thể được thực hiện và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra (về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vi phạm pháp luật với an toàn lao động và đảm bảo sức khỏe,...)

+ Xây dựng chương trình, biện pháp quản lý đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.

Thực hiện (Do):

Triển khai và vận hành hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OH&S), bao gồm các nhiệm vụ chính sau:

- Thiết lập cơ cấu quản lý, phân công vai trò và trách nhiệm của các cá nhân thực hiện chương trình quản lý OH&S.

- Cung cấp đầy đủ nguồn lực bao gồm nhân sự cần thiết để duy trì hoạt động, các chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và đào tạo nhân sự cần thiết để đạt được trình độ, kỹ năng an toàn lao động cần thiết và giám sát an toàn lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị bảo hộ lao động, thiết bị an toàn để ngăn ngừa rủi ro tai nạn lao động và môi trường độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

- Tổ chức đào tạo cho người lao động hoặc các nhà thầu phụ làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp và đảm bảo họ nhận thức được các rủi ro về an toàn lao động, sức khoẻ nghề nghiệp cần được kiểm soát và hậu quả của việc không kiểm soát nhưng cũng đảm bảo họ có đủ năng lực thực hiện được các biện pháp kiểm soát rủi ro.

- Thiết lập các quy trình để đảm bảo trao đổi thông tin an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nội bộ hiệu quả, cũng như trao đổi thông tin OH&S kịp thời với các bên liên quan bên ngoài.

- Tổ chức tham vấn người lao động trong quá trình nhận diện mối nguy hiểm, xây dựng chương trình kiểm soát rủi ro, điều tra tai nạn lao động, điều tra bệnh nghề nghiệp phát sinh,...

- Xây dựng, phổ biến và lưu trữ các tài liệu của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

- Thiết lập và duy trì các biện pháp kiểm soát hoạt động để đảm bảo rằng các thủ tục liên quan đến mục tiêu OH&S được thực hiện.

- Đảm bảo công tác chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp, thiết lập và kiểm tra năng lực chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp.

Kiểm tra (Check)

Hoạt động kiểm tra là việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả của các quá trình của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm các hành động:

- Theo dõi và đo lường định kỳ kết quả của các hoạt động kiểm soát OH&S.

- Đánh giá tình trạng tuân thủ các yêu cầu pháp lý, yêu cầu khác và các yêu cầu khác do tổ chức đặt ra.

- Thiết lập và duy trì được thủ tục xác định về trách nhiệm và quyền hạn đối với việc xác định sự không phù hợp, xử lý và điều tra sự không phù hợp cũng như là thực hiện những hành động khắc phục và phòng ngừa.

- Quản lý hồ sơ, thiết lập và duy trì các thủ tục để xác định, bảo quản và loại bỏ hồ sơ OH&S.

- Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ để xác định mức độ tuân thủ của hệ thống quản lý OH&S hiện tại với tiêu chuẩn ISO 45001.

Hành động (Action)

Xem xét và thực hiện các hoạt động cải tiến hệ thống quản lý OH&S

Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá quản lý hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo từng giai đoạn thích hợp.

Xác định được những lĩnh vực cần cải thiện.

Những yêu cầu liên quan đến “Hành động” khi được duy trì liên tục và thường xuyên thì sẽ giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến cho hệ thống quản lý OH&S và kết quả tổng thể trong hoạt động kiểm soát an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. sự nghiệp của tổ chức.

Trên đây là những thông tin về 4 Nguyên tắc PDCA trong chứng nhận ISO 45001:2018. Hi vọng có thể mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc!

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 10/11/2023

Tin liên quan