Tiêu chuẩn ISO 27001 - Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin (ISMS)
Hiện nay thông tin chính là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công và phát triển cho tổ chức, doanh nghiệp. Kéo theo đó là nhu cầu khai thác thông tin để sử dụng trong phân tích và xử lý tình hình kinh doanh ngày càng lớn.
Vậy nên, việc bảo mật thông tin và dữ liệu luôn được đặt lên hàng đầu. Để giải quyết được vấn đề này thì việc đạt được Chứng nhận ISO 27001 là rất quan trọng.
Chứng nhận ISO 27001 là gì?
+ Chứng nhận ISO/IEC 27001 là sự đánh giá của tổ chức chứng nhận được cấp phép của doanh nghiệp hoặc tổ chức áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin theo quy định của tiêu chuẩn ISO/IEC 27001.
+ Chứng nhận ISO 27001:2022 là tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức ISO ban hành về các yêu cầu nội dung đối với bảo mật thông tin Hệ thống quản lý (ISMS) nhằm đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn và sẵn có của thông tin cũng như tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Chứng nhận ISO 27001:2022 là tiêu chuẩn gồm những quy định, nội dung về các yêu cầu cho Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin (ISMS) nhằm cung cấp sự bảo mật liên tục, tính sẵn có và tính toàn vẹn của thông tin cũng như là tuân thủ được quy định của pháp luật.
+ Đề cập khá đầy đủ những yêu cầu để đảm bảo an toàn thông tin của tổ chức. Theo chứng nhận thì thông tin và những hệ thống, quy trình, các cán bộ liên quan đều là những tài sản của tổ chức. Dựa vào đó, tất cả các tài sản đều có giá trị trong tổ chức và cần được bảo vệ. Thông tin sẽ được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức cần có những biện pháp để bảo vệ phù hợp để hạn chế được các rủi ro.
+ Bên cạnh các rủi ro về an toàn thông tin do việc tấn công phá hoại có chủ đích. Tổ chức còn có thể gặp phải những rủi ro trong trường hợp sau: Những quy trình quản lý, vận hành không đảm bảo; Quản lý quyền truy cập chưa được xem xét định kỳ và kiểm tra… Vậy nên, ngoài những biện pháp kỹ thuật thì tổ chức cần xây dựng và áp dụng được chính sách, quy định và quy trình vận hành phù hợp để giảm thiêu rủi ro.
Tổng quan về ISO/IEC 27001
ISO/IEC 27001:2022 (ISO 27001): là tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật thông tin và cung cấp các thông số kỹ thuật cho Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin (ISMS);
ISO/IEC 27001:2022: là một phần của tiêu chuẩn an toàn thông tin, tiêu chuẩn này được coi là khuôn khổ giúp các tổ chức “thiết lập, triển khai, vận hành, giám sát, đánh giá, duy trì và cải tiến liên tục ISMS”;
Phiên bản mới nhất của ISO/IEC 27001 được xuất bản vào 25 tháng 10 năm 2022, thay thế phiên bản 2013;
Phương pháp thực hành tốt nhất của tiêu chuẩn này giúp các tổ chức quản lý bảo mật thông tin của họ bằng cách giải quyết vấn đề về con người, quy trình, công nghệ.
Đối tượng của chứng nhận ISO 27001
Chứng nhận ISO/IEC 27001 phù hợp với mọi tổ chức dù lớn hay nhỏ và đơn vị hoạt hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cụ thể.
Tiêu chuẩn này đặc biệt phù hợp khi việc bảo vệ thông tin là quan trọng, ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, y tế, khu vực công, lĩnh vực CNTT, lĩnh vực thẩm định giá,...
Chứng nhận ISO 27001 cũng có thể áp dụng được cho các tổ chức quản lý khối lượng lớn dữ liệu hoặc thông tin thay mặt cho các tổ chức khác như trung tâm dữ liệu và các công ty gia công CNTT, quản lý thông tin,…
Lợi ích của chứng nhận ISO 27001
Lợi ích mà ISO 27001 mang lại cho tổ chức là giảm thiểu rủi ro về an toàn thông tin, đặc biệt là những lợi ích thiết thực thể hiện tính bền vững trong việc áp dụng tiêu chuẩn vào hệ thống như sau:
+ Thể hiện sự đảm bảo độc lập về kiểm soát nội bộ và tuân thủ các yêu cầu về kinh doanh và quản trị doanh nghiệp
+ Hỗ trợ người quản lý tích hợp các hoạt động “Quản lý An toàn Thông tin” một cách có trách nhiệm. Hơn nữa, trong bối cảnh quản lý rủi ro, có thể hỗ trợ ngay việc đào tạo lại cho chủ sở hữu hệ thống quản lý an toàn thông tin toàn diện.
+ Thúc đẩy việc áp dụng tổng thể các biện pháp thực hành bảo mật thông tin tốt theo cách không chính thức, cho phép các tổ chức có cơ hội áp dụng và cải thiện các biện pháp kiểm soát có liên quan phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của họ và duy trì chúng khi đối mặt với những thay đổi cả bên trong và lẫn bên ngoài.
+ Cung cấp nền tảng ngôn ngữ và nhận thức chung về bảo mật thông tin, tạo sự thuận lợi và tin tưởng với các đối tác kinh doanh bằng hệ thống ISMS ISO 27001 phù hợp. Đặc biệt khi họ yêu cầu chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 bởi một tổ chức uy tín trong nước.
+ Tăng sự tin cậy với các bên liên quan: đối tác, đơn vị liên kết, tổ chức nhà nước...
+ Quản lý an toàn thông tin của doanh nghiệp hiệu quả hơn với các khoản đầu tư bảo mật thông tin.
Quy trình thực hiện chứng nhận ISO 27001gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hơp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát , đánh giá
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ( nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Một số câu hỏi thường gặp khi khách hàng thực hiện chứng nhận ISO 27001 là gì?
Chứng chỉ ISO 27001 có giá trị trong bao lâu?
Hiệu lực của chứng chỉ ISO 27001 là 3 năm kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu lực liên tục của chứng chỉ ISO 27001, doanh nghiệp cần duy trì và áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001:2022.
Để duy trì chứng chỉ, đơn vị chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ, với chu kỳ đánh giá không quá 12 tháng.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng chứng nhận ISO 27001 không?
Các doanh nghiệp tại Việt Nam, từ tổ chức lớn, rất lớn đến tổ chức vừa và nhỏ đều có thể áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 27001 với đúng tiêu chuẩn ngành ISO 27001:2022.
Trên đây là những thông tin về Tổng quan về chứng nhận ISO 27001 - Hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS).
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 09/01/2024
Tin liên quan
- Thông báo tuyển dụng Chuyên gia đánh giá
- Thông báo tuyển dụng Phụ trách nhân sự
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- Thông báo tuyển dụng Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- Viện Chất lượng ISSQ tổ chức họp khởi động dự án Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS Việt Nam)
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?