Tổng quan về Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Chứng nhận ISO 45001:2018 hay còn gọi là Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đã ban hành vào năm 2018 và đã được áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp toàn cầu. Ra đời nhằm giúp doanh nghiệp thiết lập môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, cải thiện liên tục về sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Thực trạng đáng báo động về an toàn lao động trong xã hội hiện nay như thế nào?
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, chế biến, vận tải, kho bãi, sản xuất, sửa chữa… cần nhiều lao động nhất. Khả năng xảy ra tai nạn trực tiếp cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động và cộng đồng xã hội.
Ngay cả đối với  doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng vật chất còn đang rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Nên việc đầu tư bảo hộ lao động của các doanh nghiệp này cũng đang không được chú trọng.
Với thói quen của hầu hết các doanh nghiệp là chỉ khi xảy ra rủi ro, tai nạn lao động mới tìm cách xử lý, giải quyết mà không có thói quen phòng ngừa ngay từ đầu.
Để giải quyết vấn đề này, ISO đã phát triển tiêu chuẩn mới ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Các yêu cầu, tiêu chuẩn này sẽ giúp các tổ chức giảm bớt gánh nặng quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Bằng cách cung cấp một hệ thống quản lý nhằm cải thiện sự an toàn của nhân viên và giảm rủi ro tại nơi làm việc, an toàn hơn, làm việc tốt hơn… ở trên khắp thế giới.
Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là gì?
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Hàng năm, có khoảng 2,78 triệu ca tử vong liên quan đến công việc trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn có khoảng 374 triệu ca chấn thương, bệnh tật liên quan đến công việc mỗi năm.
ILO ước tính rằng trên toàn thế giới, tổng chi phí cho thương tích, bệnh tật và tử vong liên quan đến công việc là khoảng 3,94% GDP toàn cầu, tương đương khoảng 2,99 nghìn tỷ USD.
Nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề này, ISO đã quyết định tạo ra một vài quy định mới dựa trên các tiêu chuẩn an toàn & sức khỏe nghề nghiệp khác ví dụ như OHSAS 18001, Hướng dẫn và Tiêu chuẩn Lao động của các Tổ chức Lao động Quốc tế.
Đó chính là ISO 45001:2018 – Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp
Chứng nhận ISO 45001:2018 được ban hành bởi Ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO. Các yêu cầu kèm theo đó là hướng dẫn sử dụng, sẽ giúp các tổ chức cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh hơn cho người lao động và những người khác, ngăn ngừa tử vong, thương tích, bệnh tật liên quan đến công việc, bên cạnh đó liên tục cải thiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS ). Chứng nhận này đã được ban hành chính thức vào ngày 12 tháng 3 năm 2018.
ISO 45001 được ban hành trên cơ sở tiếp nối thành công việc áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 do Viện Tiêu chuẩn Anh ban hành. ISO 45001 chính thức thay thế OHSAS 18001 (các doanh nghiệp được chứng nhận OHSAS 18001 kể từ ngày 12/03/2021 sẽ chuyển đổi sang ISO 45001).
Lưu ý: OHSAS 18001 chính thức hết hiệu lực từ tháng 3 năm 2021.
ISO 45001:2018 áp dụng cho bất cứ tổ chức nào trên thế giới. Bất cứ quy mô, loại hình hoặc tính chất nào của doanh nghiệp.
Mục đích của chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp?
Chứng nhận 45001:2018 được xây dựng với mục đích là:
+ Để thiết lập và triển khai mục tiêu, các chính sách về An toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS).
+ Xây dựng quy trình có hệ thống để xem xét những bối cảnh cũng như phát hiện rủi ro, cơ hội, các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác.
+ Phát hiện ra những mối nguy và rủi ro có thể phát sinh ra trong các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Xây dựng những biện pháp để kiểm soát được những mối nguy về vấn đề an toàn lao động.
+ Để nhằm nâng cao nhận thức về rủi ro OHSAS đối với nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Nhằm đánh giá hiệu quả OHS
+ Để đưa ra biện pháp nhằm cải tiến thông qua những hành động phù hợp.
Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. liên quan như thế nào đến các ISO khác?
Chứng nhận ISO 45001:2018 tương thích về mặt cấu trúc với một số tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác. Chẳng hạn như ISO 9001:2015 (Hệ thống Quản lý Chất lượng) và ISO 14001:2015 (Hệ thống Quản lý Môi trường).
Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, nội dung của các chứng nhận quốc tế khác cũng được xem xét. Chẳng hạn như OHSAS 18001 hay “Hướng dẫn của ILO – ATVSLĐ” của Tổ chức Lao động Quốc tế. Và các tiêu chuẩn quốc gia, cũng như những công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILS).
Khi tiêu chuẩn này được công bố, các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này sẽ thấy các yêu cầu của nó phù hợp với các tiêu chuẩn khác. Điều này sẽ giúp quá trình chuyển đổi khá dễ dàng từ việc sử dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý OH&S hiện có sang sử dụng ISO 45001:2018 và cũng sẽ giúp tạo ra sự liên kết và tích hợp với những yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác vào các quy trình quản lý tổng thể của tổ chức.
Trên đây là những thông tin về Tổng quan về Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 26/12/2022

 

Tin liên quan