Lợi ích doanh nghiệp áp dụng chứng nhận HACCP Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là một tiêu chuẩn quản lý quốc tế về an toàn thực phẩm bằng việc quản lý rủi ro, đánh giá và kiểm soát các nguy cơ liên quan đến vấn đề thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.

Ý tưởng ban đầu của HACCP xuất phát từ việc NASA cần cung cấp thực phẩm an toàn cho các nhà du hành không gian vào những năm 1960, sau đó tiếp tục phát triển. Cho đến ngày Ngày 25 tháng 09 năm 2020: Ủy ban Codex Alimentarius thông qua những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm, HACCP CODEX (CXC 1-1969), Rev 2020 trở thành phiên bản codex mới nhất được áp dụng trên toàn thế giới.

Để có thể áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn, ta cần biết đến những thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong nội dung tiêu chuẩn: 
- Nguy cơ (Hazard): là một hoặc nhiều yếu tố có khả năng gây hại cho an toàn thực phẩm. Đó có thể là vi khuẩn, vi rút, các chất độc hại, kim loại nặng, sản phẩm hóa chất hay xử lý không đúng cách...
- Điểm quan trọng kiểm soát (CCP - Critical Control Point): Điểm quan trọng trong quy trình sản xuất, chế biến hay phân phối mà tại đó việc kiểm soát có thể ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
- Biện pháp kiểm soát (Control Measures): Là các biện pháp được áp dụng tại điểm quan trọng kiểm soát (CCP) để đảm bảo an toàn thực phẩm: bao gồm việc xác định, thiết lập và kiểm tra hiệu quả các biện pháp để ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm thiểu các nguy cơ.
- Tiêu chuẩn kiểm soát (Control Standard): Là một tiêu chuẩn cụ thể được áp dụng tại mỗi điểm quan trọng kiểm soát để đảm bảo rằng tiêu chuẩn được duy trì. Ví dụ, tiêu chuẩn nhiệt độ, thời gian chế biến, hàm lượng chất lượng...
- Quá trình kiểm soát (Control Process): Là quá trình thực hiện và duy trì các biện pháp kiểm soát tại các điểm quan trọng kiểm soát (CCP).
- Phân tích rủi ro (Risk Analysis): Là quá trình xác định và đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, chế biến hay phân phối thực phẩm. Định rõ mức độ nguy hiểm, tần suất xảy ra và xác định biện pháp kiểm soát thích hợp.
- Quản lý hồ sơ (Documentation): Bao gồm việc tạo, duy trì và sắp xếp các biên bản, báo cáo, hồ sơ và tài liệu liên quan đến quá trình áp dụng HACCP. Điều này đảm bảo rằng hệ thống HACCP được ghi nhận và theo dõi một cách chính xác và có thể kiểm tra được khi cần thiết.
Các nguyên tắc của Tiêu chuẩn:
• Phân định vùng nguy cơ: Xác định các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại cho an toàn thực phẩm.
• Xác lập các điểm kiểm soát quan trọng: Xác định các bước quan trọng trong quá trình sản xuất thực phẩm để kiểm soát nguy cơ.
• Thiết lập giới hạn tại các điểm kiểm soát quan trọng: Đặt giới hạn chấp nhận được cho từng bước quan trọng.
• Xác định các biện pháp kiểm soát: Thiết kế các biện pháp kiểm soát để đảm bảo giới hạn được tuân thủ và giảm thiểu nguy cơ.
• Thiết lập các quy trình giám sát để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát hoạt động hiệu quả.
• Xác định các biện pháp sửa chữa khi các giới hạn không được tuân thủ.
• Thiết lập hệ thống ghi nhận, xác nhận và giám sát; các thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm, xác nhận tính hiệu quả và giám sát quá trình áp  
Những lợi ích có khi doanh nghiệp áp dụng Tiêu chuẩn HACCP:
• Đảm bảo an toàn thực phẩm: Áp dụng tiêu chuẩn HACCP giúp phát hiện, đánh giá và kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến an toàn thực phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp cung ứng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
• Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng quy trình kiểm soát chặt chẽ an toàn. Điều này giúp ngăn chặn sự ô nhiễm và cải thiện chất lượng sản phẩm cuối cùng.
• Trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp nhận được niềm tin khách hàng về chất lượng và an toàn của thực phẩm, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh cơ hội xuất nhập khẩu đến các thị trường nước ngoài.
• Giảm rủi ro và tai nạn: Tiêu chuẩn HACCP yêu cầu xác định các điểm quan trọng trong quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Thông qua việc đặt các biện pháp kiểm soát và quy trình giám sát, HACCP giúp giảm rủi ro và sự cố trong quá trình sản xuất thực phẩm.
• Tuân thủ quy định pháp lý: Tiêu chuẩn HACCP là một tiêu chuẩn quốc tế và rất nhiều quốc gia sử dụng, việc doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận phù hợp không chỉ là minh chứng cho sự tuân thủ đồng thời giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro pháp lý, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội.
Mong rằng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích và cần thiết cho bạn đọc. 

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 11/10/2023

 

Tin liên quan