Chứng nhận HACCP - Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
Hiện nay, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên không còn quá xa lạ với mọi tổ chức/ doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống. Đối với lĩnh vực này, việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm để vừa được hướng dẫn thực hành sản xuất tốt song song với phân tích mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được hỗ trợ bởi chứng nhận HACCP.
1. Đôi nét về chứng nhận HACCP - Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
HACCP có tên viết tắt là (Hazard Analysis and Critical Control Points- Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) nghĩa là những nguyên tắc được sử dụng để thiết lập cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Chứng nhận này được nhiều nước trên thế giới quy định và bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Chứng nhận HACCP là công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập những hệ thống kiểm soát. Nó thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn thay cho việc kiểm tra thành phẩm.
Chứng nhận HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, tính từ khâu ban đầu cho đến khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó cần được căn cứ vào chứng cứ khoa học về những mối nguy cho sức khỏe của con người. Việc áp dụng chứng nhận này cùng với tăng cường tính an toàn của thực phẩm sẽ đem lại những lợi ích đáng kể, thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về vấn đề an toàn thực phẩm.
Là công cụ cơ bản để hoạch định việc tạo ra thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại những tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm. Khi áp dụng chứng nhận HACCP phù hợp với việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, giống như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và hệ thống được chọn để quản lý an toàn thực phẩm trong các hệ thống ở trên,
Khi sở hữu chứng nhận này tổ chức, doanh nghiệp sẽ chứng minh được những cam kết của mình về an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.
2. Đặc trưng của chứng nhận HACCP -Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
Tính hệ thống: Chứng nhận HACCP xem xét và kiểm soát tất cả các bước trong quá trình vận hành sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm. Bên cạnh đó, nó còn giúp nhận diện các mối nguy, xây dựng và áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát, thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống nhằm đảm bảo tính an toàn, luôn luôn được duy trì.
Cơ sở khoa học: Chứng nhận HACCP dựa trên bằng chứng/ cơ sở khoa học các mối nguy cho thực phẩm và việc kiểm soát chứng sẽ được xác định.
Chuyên biệt: Tùy vào từng đặc trưng của các loại thực phẩm, chứng nhận HACCP sẽ giúp xác định những mối nguy thường gặp ở loại thực phẩm đó và xây dựng các biện pháp kiểm soát thích hợp.
Phòng ngừa: Chứng nhận HACCP sẽ hướng tới việc phòng ngừa rủi ro hơn là kiểm tra sau khi hoàn tất.
Luôn luôn thích hợp: Khi có sự thay đổi về cơ sở vật chất, công nghệ, con người và thông tin về an toàn thực phẩm, hệ thống sẽ luôn được xem xét từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp.
3. Quy trình tư vấn chứng nhận HACCP -Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn tại viện chất lượng ISSQ.
Dưới đây là quy trình tư vấn đạt chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp.
Bước 1: Đăng ký tư vấn chứng nhận
Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ đăng ký chứng nhận tại Viện chất lượng ISSQ, sau đó cung cấp một số thông tin cơ bản bao gồm: doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh, sản phẩm,…Sau đó, Viện chất lượng ISSQ sẽ cùng doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
Căn cứ theo tình hình áp dụng chứng nhận HACCP của doanh nghiệp mà đội ngũ chuyên gia của viện chất lượng ISSQ đến đánh giá sơ bộ thực tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ở doanh nghiệp.
Bước 3: Đánh giá về tài liệu
Bước này sẽ tiến hành thực hiện đánh giá tài liệu, hồ sơ chứng nhận HACCP đã chuẩn bị để phục vụ cho quá trình đánh giá chứng nhận. Thông thường sẽ phụ thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp mà thời gian đánh giá tài liệu sẽ khác nhau.
Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý
Viện chất lượng ISSQ sẽ đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng chứng nhận HACCP tại doanh nghiệp. Xem xét tình hình thực tế và các nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp. Sau đó, viện sẽ đưa ra kiến nghị cho doanh nghiệp để khắc phục những vấn đề không phù hợp trong hệ thống (nếu có).
Bước 5: Thẩm định hồ sơ
Theo những yêu cầu cần được khắc phục của tổ chức chứng nhận, Viện chất lượng ISSQ sẽ kiểm tra lại tình trạng và khắc phục nó. Sau đó, sẽ thẩm định lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quá đã đánh giá của hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận HACCP.
Bước 6: Cung cấp giấy chứng nhận HACCP
Sau khi đã thẩm định hồ sơ, nếu kết quả đưa ra là phù hợp, có đầy đủ hồ sơ pháp ly theo quy định, tổ chức sẽ cấp giấy chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp.
4. Thời hạn của chứng nhận HACCP - Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
Giấy chứng nhận HACCP thông thường sẽ có thời hạn là 3 năm kể từ ngày ban hành. Sau khi chứng nhận hết hạn tổ chức cần tiến hành đánh giá chứng nhận lại để được ban hành chứng chỉ mới có thời gian cho 3 năm tiếp theo.
Sau 3 năm khi được cấp giấy chứng nhận HACCP thì tổ chức phải thực hiện đánh giá giám sát định kỳ giám sát không quá 12 tháng một lần theo quy định.
Trong trường hợp nếu tổ chức không thực hiện đánh giá giám sát định kỳ vào hằng năm, khi đến kỳ giám sát giấy chứng nhận HACCP sẽ bị đình chỉ, thu hồi theo quy định đề ra.
Trên đây là những thông tin Chứng nhận HACCP - phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn mà viện nghiên cứu chất lượng ISSQ muốn chia sẻ đến tổ chức, doanh nghiệp.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 25/10/2022
Tin liên quan
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- Thông báo tuyển dụng Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- Viện Chất lượng ISSQ tổ chức họp khởi động dự án Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS Việt Nam)
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?