Nội dung của Tiêu chuẩn ISO 21001 - Hệ thống Quản lý Các tổ chức Giáo dục

Quản lý giáo dục tốt không những đem đến trải nghiệm chất lượng cho người học mà còn góp phần và sự phát triển của tổ chức giáo dục trong tương lai. Chứng nhận ISO 21001 cung cấp được quy trình, hướng dẫn để cơ sở giáo dục xây dựng được một hệ thống quản lý tốt từ đó tiến hành quản lý giáo dục một cách hiệu quả và đạt được nhiều lợi ích nhất.

ISO 21001– Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đối với tổ chức giáo dục

ISO 21001:2018 là tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO xây dựng và phiên bản được ban hành tại Việt Nam là ISO 21001:2018. Chứng nhận ISO 21001 được vận hành giống như một công cụ quản lý cho tổ chức giáo dục, để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ giáo dục, giúp nhà trường đáp ứng được nhu cầu của học sinh, giáo viên, v.v.

ISO 21001 là tiêu chuẩn có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức giáo dục, không phân biệt loại hình, quy mô hay phương thức cung cấp. Ngoài ra, không chỉ các tổ chức giáo dục chuyên biệt, ISO 21001 có thể được áp dụng cho các tổ chức giáo dục nhỏ trong các tổ chức lớn hơn mà hoạt động chính không mang tính giáo dục, chẳng hạn như các cơ quan giáo dục. Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, đào tạo chuyên nghiệp...

Áp dụng Tiêu chuẩn ISO 21001 giúp các cơ sở giáo dục thể hiện trách nhiệm xã hội và nâng cao danh tiếng của tổ chức giáo dục thông qua việc cung cấp nền giáo dục có một chất lượng toàn diện. Ngoài ra, áp dụng ISO 21001 còn là cách thể hiện cam kết của tổ chức giáo dục trong việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu không chỉ của học sinh mà còn của các nhà giáo dục và phụ huynh và các bên liên quan khác thông qua việc cải thiện quá trình đổi mới trong các tổ chức giáo dục.

Cấu trúc của chứng nhận ISO 21001 là gì?

Chứng nhận ISO 21001:2018 được cấu trúc thành 10 chương của Cấu trúc bậc cao (HLS) theo các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO hiện đại. Chương 1 là  xác định phạm vi, Chương 2 là giải thích được các tham chiếu quy chuẩn, Chương 3 là giải thích các thuật ngữ được sử dụng trong các tiêu chuẩn giáo dục. Nội dung còn lại được cấu trúc dựa theo HLS mà bạn có thể đã quen thuộc với ISO 9001.

Cấu trúc cơ bản của tiêu chuẩn hệ thống quản lý gồm:

+ Lời nói đầu

+ Giới thiệu

+ Phạm vi ứng dụng

+ Tài liệu tham khảo quy phạm

+ Tình trạng

+ Bối cảnh tổ chức

+ Lãnh đạo

+ Kế hoạch

+ Ủng hộ

+ Vận hành

+ Đánh giá

+ Cải tiến

Trong phần phụ lục (Phụ lục A - quy chuẩn cho ngành giáo dục mầm non), bạn sẽ tìm thấy rất nhiều lời khuyên thiết thực về cách triển khai. ISO 21001 đặt ra 11 nguyên tắc quản lý được trình bày chi tiết trong Phụ lục B (có thêm thông tin):

+ Tập trung vào người học và những người nhận dịch vụ khác

+ Người lãnh đạo có tầm nhìn xa

+ Sự tham gia của mọi người

+ Cách tiếp cận dựa theo định hướng quy trình

+ Cải thiện

+ Các quyết định đều dựa trên sự thật

+ Quản lý mối quan hệ

+ Trách nhiệm xã hội

+ Khả năng tiếp cận và công bằng

+ Hành vi của đạo đức trong giáo dục

+ Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu

Phụ lục C đến G sẽ cung cấp các thông tin chủ yếu tập trung vào những bên quan tâm và các quy trình, điểm chuẩn, công cụ trong các cơ sở giáo dục.

Nội dung của chứng nhận ISO 21001 – Hệ thống Quản lý Các tổ chức giáo dục 21001:

Để đảm bảo chất lượng giáo dục tốt và đồng đều nhất, tiêu chuẩn ISO 21001 nhấn mạnh một vài khái niệm liên quan đến thực tiễn tốt nhất về quản lý giáo dục, cụ thể như dưới đây:

+ Chất lượng giáo dục sẽ phụ thuộc vào phương pháp dạy giảng viên, giáo viên;

+ Phương pháp tiếp cận là lấy người học trở thành trung tâm và coi trọng họ.

+ Cung cấp được các nguồn lực và cơ sở vật chất tốt cho người học.

+ Có một môi trường học tập tốt an toàn và thuận lợi

+ Có sự hỗ trợ của xã hội và gia đình

Từ đó, các cơ sở giáo dục sẽ nâng cao được chất lượng bằng việc kết hợp các khái niệm và mục tiêu vào trong phương pháp dạy. Bên cạnh đó, tổ chức cần thiết lập, áp dụng và duy trì rồi cải tiến hệ thống quản lý để quản lý giáo dục dựa vào những đầu việc dưới đây:

+ Xác định được đầu vào cần thiết và đầu ra mong muốn của quy trình này.

+ Xác định được trình tự và sự tương tác giữa quy trình với nhau.

+ Xác định và áp dụng được những tiêu chí và phương pháp cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện và kiểm soát quy trình.

+ Xác định các nguồn lực cần thiết

+ Phân công trách nhiệm và quyền hạn đối với những quy trình.

+ Giải quyết được rủi ro và cơ hội được xác định

+ Đánh giá những quy trình và thực hiện được các thay đổi cần thiết

+ Cải tiến quy trình và sản phẩm /dịch vụ giáo dục.

+ Duy trì những thông tin dưới dạng văn bản nhằm hỗ trợ được việc thực hiện quy trình tổ chức.

+ Lưu trữ thông tin dưới dạng văn bản nhằm có được sự tin cậy để quá trình được thực hiện như kế hoạch

Quy trình để chứng nhận ISO 21001 gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận

Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ

Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá

Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận (nếu đạt)

Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần

Bước 7: Thực iện đánh giá chứng nhận lại ( chứng chỉ hết hạn 3 năm)

Trên đây là những thông tin về Nội dung của chứng nhận ISO 21001 – Hệ thống quản lý giáo dục 21001.

 

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 06/01/2024

 
 

Tin liên quan