Làm thế nào để đạt được Chứng nhận ISO 20000 – Hệ thống Quản lý Dịch vụ Công nghệ Thông tin
Với những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm, lĩnh vực thiết bị công nghệ thông tin thì việc áp dụng chứng nhận ISO 20000 - Hệ thống quản lý dịch vụ thông tin là điều vô cùng cần thiết.
Các yếu tố tạo nên sự thành công khi triển khai chứng nhận ISO 20000
+ Năng lực của đội ngũ nhân viên
+ Nhân viên quản lý dịch vụ cần có những hiểu biết sâu sắc về chứng nhận chất lượng và quy trình quản lý dịch vụ
+ Về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và về quy trình quản lý dịch vụ
+ Trách nhiệm để giải trình: Mỗi quy trình cần có một chủ sở hữu, một người có thể chịu trách nhiệm và quản lý được quy trình đó.
+ Những chính sách và quy trình để lập được thành văn bản: Nhằm đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng trong quá trình triển khai và thực thi.
+ Khả năng giao tiếp
+ Việc giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm rất quan trọng, việc đó đảm bảo rằng các thông tin được truyền đạt một cách làm sao có hiệu quả nhất, hiểu rõ giữa các bên liên quan với nhau. Vậy nên quá trình giao tiếp là điều quan trọng hàng đầu trong việc triển khai.
+ Đánh giá sự phù hợp thường xuyên, thực hiện việc cải tiến để đảm bảo cho hệ thống quản lý dịch vụ sao cho đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn.
Tầm quan trọng của chứng nhận ISO 20000 đối với tổ chức, doanh nghiệp
+ Thực hiện những tiêu chuẩn ISO 20000 không những hỗ trợ tổ chức xây dựng được niềm tin với khách hàng mà còn tạo ra được một nền tảng ổn định cho dịch vụ, từ đó gia tăng và nâng cao được về khả năng cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.
+ Sau khi đã áp dụng được cấu trúc tuân thủ những tiêu chuẩn của ISO thì tổ chức sẽ có được khả năng lập kế hoạch về nguồn lực và trách nhiệm một cách rõ ràng, cung cấp dịch với chất lượng tốt hơn, từ đó thúc đẩy được văn hoá cải tiến liên tục và nâng cao được hiệu quả cũng như là nâng cao năng suất của dịch vụ.
+ Do việc chứng nhận ISO 20000 được thiết kế theo một cấu trúc phù hợp với tiêu chuẩn quản lý hệ thống khác vì vậy nên việc tuân thủ theo chứng nhận ISO 20000 sẽ đơn giản hoá được việc tuân thủ tiêu chuẩn và các quy định tương tự khác.
+ Các tổ chức chăm sóc sức khỏe đang thực hiện uỷ quyền tiêu chuẩn ISO 20000 cho một số nhà cung cấp dịch vụ IT của họ. Việc này có nghĩa là nếu đối tượng mục tiêu đánh giá cao chứng nhận ISO, thì việc có chứng nhận này có thể sẽ là yếu tố quyết định giữa việc thu hút khách hàng mới hoặc là mất họ cho một trong các đối thủ cạnh tranh của bạn trong giao dịch kinh doanh.
Chứng nhận ISO 20000 và ITIL là sự sự kết hợp nhịp nhàng
Mặc dù ITIL(Information Technology Infrastructure Library – Thư viện cơ sở hạ tầng CNTT) là một phương pháp hay nhất khá trưởng thành để hướng dẫn xây dựng ITSM. ITIL không phải là một tiêu chuẩn, mà ITIL là một bộ hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ CNTT. ITIL đã được các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới áp dụng thành công và tổng hợp thành các bộ hướng dẫn này.
Khi nhắc đến ISO 20000, các nhà chuyên môn nghĩ ngay đến một chứng chỉ. Nhưng để đạt được chứng chỉ, hệ thống ITSM của doanh nghiệp cần tuân thủ một số yêu cầu. ISO 20000 có cung cấp hướng dẫn.
Nhận thấy rằng các doanh nghiệp bắt đầu nhận thức được để có một hệ thống ITSM hiệu quả thì có thể đạt được các mục tiêu quản lý và đánh giá. Để đạt được chứng chỉ ISO/IEC 20000, doanh nghiệp cần kết hợp 4 yếu tố then chốt:
+ Bản thân các thành viên nhóm dự án phải hiểu đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 20000;
+ Bản thân các thành viên phải nắm rõ nền tảng ITIL( Thư viện cơ sở hạ tầng CNTT) thực hiện tốt nhất để khai thác các hướng dẫn mà thế giới đã triển khai thành công;
+ Năng lực của nhóm tư vấn phải có hiểu biết sâu về ITIL để đưa ra hướng dẫn phù hợp cho nhóm dự án xây dựng hệ thống;
+ Và sự khôn ngoan của quản lý kinh doanh chọn phương pháp cho dự án phù hợp nhất với sự chậm trễ;
Có thể nói răng, ITIL và tiêu chuẩn ISO/IEC 20000 là sự kết hợp hài hòa để doanh nghiệp tạo ra một hệ thống quản lý dịch vụ CNTT chất lượng, có được nhiều lợi thế cạnh tranh.
Làm cách nào để được chứng nhận ISO 20000
Quý Cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn ISO 20000 vui lòng liên hệ với Viện Chất lượng ISSQ, để được hướng dẫn các thủ tục thực hiện.
Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ( nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại ( chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Trên đây là những chia sẻ của Viện chất lượng ISSQ giải đáp thắc mắc về Làm thế nào để đạt được Chứng nhận ISO 20000 – Hệ thống quản lý dịch vụ thông tin
Hy vọng qua bài viết sẽ cung cấp được các thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn.
-
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.Ngày đăng: 05/09/2023
Tin liên quan
- Kinh nghiệm xây dựng, áp dụng ISO/IEC 17025 tại Công ty TNHH Long Sơn
- Áp dụng ISO/IEC 17025 tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc – Thực phẩm và Nghiên cứu Ứng dụng
- Chứng nhận Hệ thống Quản lý Bảo mật chuỗi Cung ứng phù hợp Tiêu chuẩn ISO 28001:2007
- Chứng nhận QCVN 3:2019/BKHCN đối với Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển Trí tuệ Wooden Edu
- Viện ISSQ đánh giá chứng nhận ISO 9001 đối với Công ty CP Xây dựng – Dịch vụ và Thương mại Hà Vinh
- Tổng quan về ISO 29001:2020 Hệ thống Quản lý Chất lượng Ngành dầu khí.
- Viện ISSQ chứng nhận ISO 13485 đối với Công ty Cổ phần Công nghệ PLASMA Việt Nam
- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vĩnh Thành Yên Bái áp dụng QCVN16, TCVN 9340 và TCVN 6476
- Đánh giá chứng nhận ISO 9001 đối với Công ty TNHH TM và Xây lắp HTL
- Đánh giá chứng nhận ISO 9001 đối với Chi nhánh Công ty Cổ phần Cokyvina
- ISO/IEC 27001:2022- Phiên bản mới nhất của Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Viện ISSQ đánh giá chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 đối với Công ty Cổ phần Nicotex
- Công ty Cổ Phần Sản xuất và xuất nhập khẩu Tân Thái Sơn chứng nhận ISO 9001 và QCVN12-3
- Tổng quan ISO 22000:2018 - Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm
- Kinh nghiệm xây dựng, áp dụng ISO/IEC 17025 tại Trung tâm Tài nguyên Nước và Môi trường
- Công ty TNHH Hoàng Ánh Điện Biên đánh giá ISO 9001 và QCVN16
- Công ty Cổ phần Dây cáp điện Busan Hàn Quốc chứng nhận QCVN 04 :2019/BKHCN
- Kinh nghiệm xây dựng, áp dụng ISO/IEC 17025 tại CTCP Kỹ thuật Năng lượng Việt
- Lợi ích khi chứng nhận ISO 45001:2018- Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe nghề nghiệp
- Công ty Cổ phần Vinagenset chứng nhận TCVN 9729-1:2013 và TCVN 9729-5:2013