Viện Chất Lượng chung tay cùng doanh nghiệp trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới, trong đó hằng năm các Bộ, ngành, địa phương tổ chức “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”.

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 sẽ diễn ra từ 15/4 đến 15/5 trên toàn quốc. Chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 là "Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới".

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Thể chế quản lý được rà soát, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế, tương thích với yêu cầu hội nhập.

Việc quản lý an toàn thực phẩm đã, đang thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ từ bị động chuyển sang quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ nông nghiệp. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai tại các địa phương trong việc tích cực thúc đẩy các vùng chuyên canh, sản xuất thực phẩm an toàn gắn với xây dựng bản đồ sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm… Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn không ít bất cập, trong rào cản pháp lý, quy trình về hệ thống nhất là xuất phát từ việc còn tồn tại số lượng rất lớn các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Việc sản xuất nông sản thực phẩm còn manh mún nhỏ lẻ, chưa nhiều sản phẩm được áp dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Do vậy, trong thời gian tới việc triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát ATTP ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, đảm bảo nguồn cung thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất cần thiết.

Tình hình dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam cần nâng cao cảnh giác trong phòng chống dịch, đồng thời phải đảm bảo phát triển sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đảm bảo được tính liên tục trong sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp.

Viện Chất lượng ISSQ có chức năng thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ cụ thể như:Hoạt động chứng nhận phù hợp; Hoạt động giám định; Hoạt động kiểm định; Thử nghiệm; Tư vấn, đào tạo; Tư vấn, hỗ trợ quản lý và xử lý hàng giả hàng nhái. Thời gian qua Viện Chất lượng ISSQ đã và đang thực hiện tốt các chức năng về kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận hàng hóa nhập khẩu hỗ trợ hoạt động quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Với mục tiêu hỗ trợ tốt hơn nữa cho các tổ chức, doanh nghiệp, Viện Chất lượng ISSQ có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cùng vượt qua đại dịch Covit trong việc đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ qua các chứng nhận ISO 9001; ISO 22000; FSSSC22000 … nhằm nâng hệ thống, chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

 

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0981851111 | 02422661111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn

Ngày 10/4/2022

Tin liên quan