Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là chứng nhận quốc tế về Hệ thống Quản lý Chất lượng đã được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của quản lý chất lượng, tập trung chủ yếu vào khách hàng, động cơ thúc đẩy, sự quản lý cấp cao, cải tiến liên tục. Việc áp dụng và được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có được một Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 9001
Chứng nhận ISO 9001 được biết đến là tiêu chuẩn quốc tế phổ biến nhất trong số các các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO. Cụ thể hơn, đây là tiêu chuẩn được các doanh nghiệp/tổ chức áp dụng cho hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của mình.
Nội dung của ISO 9001 bao gồm các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các quá trình trong QMS để đạt được các mục tiêu mong muốn. Tức là đáp ứng và thỏa mãn những yêu cầu, mong đợi của khách hàng và các bên liên quan khác. Đây chính là chìa khóa để doanh nghiệp tồn tại và thành công trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.
Các phiên bản của ISO 9001?
Tiêu chuẩn ISO 9001 đã được phát triển và ban hành chính thức lần đầu tiên vào năm 1987 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO. Sau nhiều thập kỷ phát triển, tiêu chuẩn này không ngừng được cải tiến và cập nhật để đảm bảo tính tương thích với bối cảnh thực tế của nền kinh tế ngày nay.
Tính đến thời điểm hiện tại, ISO 9001 đã có 5 phiên bản. Như sau:
ISO 9001:1987 - Đây là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 9001. Phiên bản này gần như hoàn toàn là sản xuất và thiên về tài liệu.
ISO 9001:1994 - Phiên bản này không có nhiều thay đổi so với phiên bản 1987. Chủ yếu vẫn tập trung vào hoạt động sản xuất và chưa đề cập đến khía cạnh cung cấp dịch vụ.
ISO 9001:2000 - Phiên bản này có một số thay đổi vượt trội hơn khi có thể áp dụng được cho cả doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ. Tiêu chuẩn này cũng có sự linh hoạt và tổng quát hơn. Hướng tới việc cải tiến liên tục nhằm luôn đảm bảo hiệu quả quản lý quy trình và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
ISO 9001:2008 - Phiên bản này chỉ có một số thay đổi về thuật ngữ và giữ nguyên nội dung, thuật ngữ được sử dụng ở phiên bản 2000.
ISO 9001:2015 - Hiện nay đây là phiên bản mới nhất và được coi là một sự cải tiến vượt bậc so với phiên bản đầu tiên. Cốt lõi của phiên bản này sẽ tập trung vào việc kiểm soát và quản lý hệ thống dựa trên rủi ro. Hướng tới sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn này.
Điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được chia thành 10 điều khoản. Mỗi điều khoản sẽ thiết lập các yêu cầu và quy tắc riêng liên quan đến các khía cạnh khác nhau của QMS.
Phạm vi áp dụng
Điều khoản này thiết lập mức độ có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong QMS của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Tài liệu tham khảo
Yêu cầu sử dụng các tài liệu cần thiết khi áp dụng ISO 9001:2015. Đối với các tài liệu có năm xuất bản, phiên bản được đề cập sẽ được áp dụng. Đối với các tài liệu không rõ năm xuất bản, phiên bản mới nhất (bao gồm cả các bản sửa đổi) sẽ được áp dụng.
Thuật ngữ và định nghĩa
Danh sách thuật ngữ sử dụng trong ISO 9001:2015 kèm theo định nghĩa
Bối cảnh tổ chức
Xác định những vấn đề bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp; nhu cầu và mong đợi của một số bên quan tâm cũng như là phạm vi của QMS và những quá trình của nó.
Lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất phải thể hiện sự lãnh đạo và cam kết đối với QMS. Đồng thời, thiết lập và truyền đạt được những chính sách chất lượng. Đảm bảo vai trò, trách nhiệm và các quyền hạn của tổ chức được phân công và truyền đạt rõ ràng.
Lập kế hoạch
Doanh nghiệp cần lập kế hoạch hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội; mục tiêu chất lượng và kế hoạch để đạt được chúng; và những thay đổi liên quan đến QMS.
Hỗ trợ
Doanh nghiệp cần xác định rõ nguồn lực sử dụng trong việc xây dựng và triển khai QMS. Đảm bảo lựa chọn được các nhân viên để có đủ năng lực và nhận thức. Thực hiện trao đổi thông tin trong và ngoài doanh nghiệp cũng như quản lý, kiểm soát các thông tin dạng văn bản.
Thực hiện
Doanh nghiệp cần triển khai QMS theo đúng kế hoạch và quy trình đã hoạch định từ trước. Đảm bảo các kế hoạch và thủ tục kiểm soát phù hợp được áp dụng để đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ (thiết kế và phát triển, nhà cung cấp bên ngoài, sản xuất và cung cấp dịch vụ, thông qua những sản phẩm và dịch vụ không phù hợp với các sản phẩm, đầu ra).
Đánh giá hiệu suất
Doanh nghiệp cần theo dõi, đo lường và phân tích, đánh giá của QMS. Tổ chức đánh giá nội bộ. Đồng thời, hoạt động đánh giá này cần phải đảm bảo được sự tham gia và xem xét từ phía lãnh đạo.
Cải tiến
Doanh nghiệp cần xác định và lựa chọn cơ hội để cải tiến; Thực hiện hành động để khắc phục sự không phù hợp và liên tục cải tiến QMS của bạn.
Trên đây là những thông tin về Chứng nhận ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 25/03/2024
Tin liên quan
- Thông báo tuyển dụng Chuyên gia đánh giá
- Thông báo tuyển dụng Phụ trách nhân sự
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- Thông báo tuyển dụng Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- Viện Chất lượng ISSQ tổ chức họp khởi động dự án Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS Việt Nam)
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?