Những điều cần biết về Chứng nhận BRC

Sự an toàn của thực phẩm là một trong các ưu tiên hàng đầu của khách hàng và chính phủ trên thế giới.

Vậy nên, chuỗi cung ứng thực phẩm cần đảm bảo để sản phẩm tuân theo các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng, bên cạnh đó để đối phó với các áp lực thương mại nhằm kiểm soát chi phí và giảm được thời gian đưa ra bên ngoài thị trường.

Do đó, hiện nay có nhiều nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ về Thực phẩm yêu cầu nhà cung cấp của họ phải có chứng nhận BRC.

Chứng nhận BRC là gì?

BRC là bộ tiêu chuẩn toàn cầu do Hiệp hội Bán lẻ Anh phát triển với mục đích kiểm soát các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Bộ tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu giúp doanh nghiệp kiểm soát dây chuyền sản xuất của mình, từ đó đảm bảo sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm.

Khác với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác, BRC yêu cầu doanh nghiệp phải kiểm soát toàn bộ quy trình từ nguyên liệu đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ. Toàn bộ quá trình này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt bộ yêu cầu của BRC.

Hiện nay, BRC được coi là một trong những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được sử dụng nhiều nhất bên cạnh các hệ thống khác như HACCP, FSSC 22000, ISO 22000… Để đạt được chứng nhận BRC, doanh nghiệp cần phải trải qua quá trình phê duyệt. đánh giá của tổ chức có thẩm quyền. Hiện nay trên thế giới có 130 quốc gia với hơn 29.000 đơn vị có thể cung cấp chứng nhận BRC, trong đó có Việt Nam.

Kể từ năm 1998, BRC đã trải qua 8 lần sửa đổi với 8 phiên bản, trong đó lần sửa đổi gần đây nhất được thực hiện vào tháng 8 năm 2018 và vẫn đang được áp dụng cho đến nay.

So sánh giữa chứng nhận BRC và chứng nhận HACCP

Trong ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về chứng nhận an toàn thực phẩm. Điển hình là BRC, HACCP. Vậy có sự khác biệt nào giữa hai tiêu chuẩn này không?

Trên thực tế, cả hai chứng nhận này đều thuộc hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Những tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ nguyên liệu thô cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tuy nhiên, mỗi chứng nhận sẽ có các điều khoản, yêu cầu và hướng dẫn riêng. Chứng nhận HACCP chuyên thiết lập và quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với 7 nguyên tắc và yêu cầu cơ bản.

Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng cho tất cả các ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, cho các sản phẩm hiện có hoặc sản phẩm mới.

Ngược lại, BRC đóng vai trò là hệ thống cốt lõi cho mọi hoạt động (bán lẻ đến sản xuất). Tiêu chuẩn này nằm trong số ít tiêu chuẩn được Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) công nhận trên toàn cầu.

Theo đó, các sản phẩm được chứng nhận Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm cần phải dựa trên nguyên tắc HACCP. Hơn nữa, doanh nghiệp phải đáp ứng 10 yêu cầu cơ bản để đạt được chứng nhận BRC.

Lợi ích của chứng nhận BRC là gì?

Đối với doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Toàn cầu luôn đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Việc này giúp cho:

+ Nâng cao uy tín và giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn so với đối thủ cạnh tranh của bạn.

+ Chuẩn hóa hoạt động kinh doanh, tăng năng suất, giảm chi phí để tăng doanh thu và lợi nhuận.

+ Giảm thiểu và hạn chế sản phẩm thải, sản phẩm bị thu hồi.

+ Dễ dàng tiếp cận các thị trường thực phẩm nước ngoài, đặc biệt là thị trường Anh và các tập đoàn bán lẻ tại Mỹ, mở ra cơ hội kinh doanh.

+ Giảm thiểu rủi ro và rủi ro trách nhiệm pháp lý phát sinh từ sản phẩm không an toàn.

Đối với người tiêu dùng:

Với sản phẩm được dán nhãn Tiêu chuẩn BRC, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết được nguồn gốc thực phẩm mình đang sử dụng. Đảm bảo sản phẩm này là an toàn, hợp pháp và có chất lượng cao.

Bởi trên thực tế, an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người dân. Đặc biệt là khi thực phẩm kém chất lượng bị trộn lẫn với nhau khiến người dùng hoang mang không biết sản phẩm nào an toàn khi sử dụng.

Có thể nói, việc xây dựng Bộ Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm đã giúp người tiêu dùng tránh được nguy cơ mua phải sản phẩm bày bán tràn lan, không rõ nguồn gốc, gây hại cho sức khỏe.

Một số thông tin về chứng nhận BRC

Các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau hoạt động đánh giá BRC sẽ được cấp chứng chỉ BRC. Giấy chứng nhận này là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp sở hữu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn BRC.

Theo đó, mẫu chứng chỉ BRC sẽ có các thông tin bắt buộc sau:

+ Số giấy của chứng nhận

+ Tên tổ chức được chứng nhận và địa chỉ đăng ký kinh doanh của tổ chức.

+ Tên tổ chức được cấp chứng nhận

+ Phạm vi chứng nhận

+ Hiệu lực của tiêu chuẩn (Ngày cấp - Ngày hết hạn)

+ Dấu chứng nhận được sử dụng

+ Chữ ký của pháp nhân phụ trách

Ngoài ra, chứng chỉ BRC có giá trị trong 3 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian này, các doanh nghiệp sở hữu chứng nhận sẽ được tổ chức chứng nhận giám sát và đánh giá định kỳ khôgn quá 12 tháng một lần để đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vẫn tuân thủ các yêu cầu của chứng nhận BRC.

Trên đây là những thông tin về Những điều cần biết về Chứng nhận BRC.

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 27/01/2024

Tin liên quan