Tổng quan về Quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD

Vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng trong công trình xây dựng và là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, giá thành và thời gian thi công công trình. Hiện nay, đi đôi với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chất lượng vật liệu ngày càng được nâng cao hơn nữa.

Xác định vai trò, tầm quan trọng của VLXD đối với các công trình xây dựng, nhằm nâng cao và quản lý chất lượng sản phẩm VLXD, ngày 31/12/2019, Bộ Xây dựng đã ban hành QCVN 16:2019/BXD quy định giới hạn các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật. đối với quản lý sản phẩm, hàng hóa VLXD sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng trong các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam, không áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD nhập khẩu dưới dạng mẫu thử nghiệm; hàng mẫu, hàng trưng bày tại triển lãm, hội chợ; hàng tạm nhập, tái xuất không tiêu thụ, sử dụng tại Việt Nam, hàng quá cảnh.

Bộ Xây dựng yêu cầu nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu cần phải công bố bằng văn bản hàm lượng chất hữu cơ bay hơi trong sản phẩm sơn tường dạng nhũ tương.

Quy Định đối với Sản Phẩm Hàng Hóa Vật Liệu Xây Dựng

Quy chuẩn này quy định các giới hạn về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý sản phẩm, hàng hóa VLXD theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại QCVN 16:2019/BXD ban hành kèm theo Thông tư này. Số: 19/2019/TT-BXD vào ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Chứng nhận hợp quy sản phẩm là việc đánh giá, xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thể hiện qua QCVN 16:2019/BXD.

Công bố hợp quy sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD

Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các giới hạn về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD thuộc Bảng 1 Phần 2 thuộc Nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa VLXD). hàng hóa vật tư) được sản xuất trong nước, nhập khẩu, mua bán, lưu thông trên thị trường và sử dụng trong các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy chuẩn này không áp dụng đối với những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu hay hàng trưng bày tại triển lãm, hội chợ; hàng tạm nhập, tái xuất không tiêu thụ, sử dụng tại Việt Nam, hàng quá cảnh.

Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Tổ chức thử nghiệm và chứng nhận hợp quy thực hiện việc đánh giá và chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD.

Quy định về đối với những tổ chức chứng nhận hợp quy

Tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm đáp ứng QCVN 16:2019/BXD là tổ chức có năng lực được chỉ định chứng nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm phải có Giấy đăng ký hoạt động theo quy định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về những điều kiện kinh doanh của dịch vụ để đánh giá sự phù hợp.

Tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm phải căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh của lĩnh vực quản lý nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành và được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc công nhận.

Quy định đối với  quản lý chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Sản phẩm, hàng hóa VLXD phải được công bố hợp quy quy chuẩn kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Xây dựng chỉ định hoặc ủy quyền nhận được.

Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định theo các phương thức sau: Phương thức 1, Phương thức 2, Phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tiêu chuẩn công bố hợp quy, công bố hợp quy và phương pháp đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thông số 02/2018/TT-BKHCN ngày 31/3/2017

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình, Giấy chứng nhận có thời hạn không quá 01 năm và giám sát thông qua thử nghiệm mẫu từng lần nhập khẩu.

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá trong quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy ở nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất. Chứng nhận có giá trị không quá 3 năm. Phương pháp này áp dụng cho các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã thiết lập và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo chứng nhận ISO 9001.

Phương thức 7: Kiểm nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Quy định về phương pháp lấy mẫu điển hình, quy cách, khối lượng mẫu

Quy định về đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

Quy định miễn giảm kiểm tra chất lượng của hàng hóa

Trên đây là những chia sẻ của Viện chất lượng ISSQ giải đáp thắc mắc về QCVN 16:2019/BXD – Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Đối Với Sản Phẩm, Hàng Hóa Vật Liệu Xây Dựng

Hy vọng qua bài viết sẽ cung cấp được các thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn.

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý cơ quan, doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 11/04/2023

Tin liên quan