Những điều cần biết về chứng nhận ISO 14001:2015.
Hiện nay, vấn đề về môi trường ngày càng là mối quan tâm đặt lên hàng đầu trong xã hội, nên xây dựng một hệ thống để giảm đi tác động tiêu cực trong hoạt động sản xuất được các tổ chức, doanh nghiệp chú trọng. Vậy nên chứng nhận ISO 14001:2015 đã ra đời để giải quyết vấn đề trên.
Chứng nhận ISO 14001:2015 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 quy định những yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường. Cung cấp khuôn khổ mà tổ chức có thể tuân theo, thay vì việc thiết lập những yêu cầu về hoạt động của môi trường.
Tổ chức có thể tự nguyện chứng nhận ISO 14001:2015. Tích hợp với những tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, phổ biến nhất là tiêu chuẩn ISO 9001, hỗ trợ thêm cho việc hoàn thành những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp.
Mục đích là đưa cho tổ chức, doanh nghiệp một khuôn khổ nhằm bảo vệ môi trường và chống lại được điều kiện môi trường biến đổi.
Hệ thống quản lý môi trường dựa trên chứng nhận ISO 14001 là gì?
Hệ thống quản lý môi trường được gọi tắt là EMS, bao gồm chính sách, quy trình và kế hoạch, thực hiện, hồ sơ xác định quy tắc áp dụng của tổ chức bạn đối với hệ thống môi trường.
Phiên bản mới nhất của chứng nhận ISO 14001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là phiên bản mới nhất hiện nay đang được các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng trong hệ thống quản lý bảo vệ môi trường. Đây chính là phiên bản đã được cập nhật theo phiên bản của ISO 14001 phát hành năm 2004. Bản sửa đổi này kết hợp cấu trúc cấp cao, định nghĩa bắt buộc.
So sánh sự khác biệt tiêu chuẩn ISO 14001:2015 với ISO 14001:2004 là:
+ Mở rộng hơn về phạm vi của hệ thống quản lý môi trường
+ Tương tác bắt buộc đối với bên ngoài.
+ Yêu cầu lãnh đạo tham gia
+ Cần lập kế hoạch và kiểm soát dựa vào rủi ro.
+ Yêu cầu về tài liệu mới
+ Mở rộng yêu cầu về kiểm soát các hoạt động môi trường.
+ Thay đổi về vấn đề nhận thức và năng lực
+ Tác động đến những chương trình về kiểm toán nội bộ
Những tổ chức, doanh nghiệp cần áp dụng chứng nhận ISO 14001:2015
Tiêu chuẩn này nên được sử dụng cho bất cứ tổ chức nào muốn cải tiến, thiết lập và duy trì cho hệ thống quản lý môi trường nhằm phù hợp với những yêu cầu và chính sách môi trường đã được thiết lập. Những yêu cầu này có thể đem vào bất cứ hệ thống quản lý môi trường nào. Về phạm vi được xác định bởi một vài yếu tố gồm chính sách môi trường, ngành, các sản phẩm và dịch vụ của địa điểm, tổ chức.
Dựa vào nghị định số 40/2019/NĐ-CP về việc Hướng dẫn thi hành luật bảo vệ Môi trường, những loại hình sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cần được áp dụng và đạt chứng nhận ISO 14001 vào trước
ngày 31/12/2020 là:
Dưới đây chính là danh mục của các loại hình sản xuất cần doanh nghiệp phải có chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường – Chứng nhận ISO 14001 gồm:
Nhóm 1:
+ Chế biến các loại mủ cao su
+ Chế biến các loại tinh bột sắn, bia, rượt, bột ngọt và cồn công nghiệp.
+ Chế biến mía đường.
+ Chế biến về thuỷ sản, gia súc và gia cầm
+ Sản xuất các loại linh kiện cùng với thiết bị điện, hay điện tử
Nhóm 2:
+ Khai thác và làm giàu về các loại quặng khoáng sản độc hại
+ Luyện kim, tinh chế, chế biến về khoáng sản độc hại
+ Sản xuất bột giấy, giấy, ván sợi (MDF hoặc HDF)
+ Sản xuất hoá chất, thuốc bảo vệ về thực vật hoá học và phân bón hoá học
+ Nhuộm vải, giặt mài, nhuộm sợi
+ Thuốc da
+ Lọc hoá dầu
+ Nhiệt điện than, khí hoá than, điện hạt nhân và sản xuất than cốc
Nhóm 3:
+ Xử lý và tái chế chất thải, sử dụng những phế liệu để nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
+ Quy trình sản xuất sẽ gồm các công đoạn xi mạ hay làm sạch bề mặt bằng kim loại hay hoá chất
+ Sản xuất về pin, ắc quy
+ Sản xuất Clinker
Tổ chức, doanh nghiệp nên làm gì khi tiến hành thực hiện đánh giá của chứng nhận ISO 14001:2015
+ Cần nắm rõ những quy định của pháp luật và của môi trường: Cập nhật thường xuyên quy định về môi trường đến tiến hành chứng nhận ISO 14001:2015 để đáp ứng yêu cầu của luật. Tại điều 25 Nghị định 40/2019/NĐ-CP theo quy định luật bảo vệ môi trường đó là “Các cơ sở sản xuất kinh doanh về dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp sẽ có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường dựa theo quy định Phụ lục II.A Mục I Phụ lục ban hành dựa vào Nghị định này, bên cạnh đó đối tượng này phải lập báo cáo đánh giá về tác động môi trường cần có hệ thống quản lý môi trường dựa vào tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001”.
+ Tìm hiểu rõ về nguồn thải làm ảnh hưởng đến môi trường, tổ chức cần xác định được nguồn thải làm ảnh hưởng đến môi trường. Dựa vào ĐTM hằng năm (Là báo cáo đánh giá tác động của môi trường) hoặc là sổ tay của nguồn thải.
+ Tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ về nhân sự nhằm tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trường – Chứng nhận ISO 14001:2015.
Trên đây là những chia sẻ của Viện chất lượng ISSQ Tổng quan về Chứng nhận ISO 14001:2015
Hy vọng qua bài viết sẽ cung cấp được các thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 06/06/2023
Tin liên quan
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- Thông báo tuyển dụng Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- Viện Chất lượng ISSQ tổ chức họp khởi động dự án Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS Việt Nam)
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?