Thang máng cáp cần chứng nhận Quy chuẩn QCVN16:2023/BXD

Thang máng cáp, cũng được gọi là hệ thống máng cáp sử dụng để lắp đặt và quản lý cáp điện, cáp mạng và các dây điện khác trong một môi trường công nghiệp hoặc có quy mô lớn. Được làm bằng các vật liệu như thép, nhôm, nhựa hoặc composite, nó bao gồm các bộ phận được thiết kế để chứa, che chắn và giữ cáp một cách an toàn, tạo ra một hệ thống đường ống hoặc kênh dẫn dẫn các cáp này từ một điểm đến điểm khác.

Thang máng cáp có nhiều ưu điểm như tạo ra một hệ thống sạch sẽ và gọn gàng, dễ dàng lắp đặt và bảo trì, nhờ vào hệ thống cáp giữ chặt và tạo điều kiện lắp đặt linh hoạt, cũng như sự bảo vệ và che chắn cho các cáp tránh khỏi tác động bên ngoài và nguy cơ hư hỏng hay tai nạn. Tuy nhiên nếu sản phẩm thang máng kém chất lượng tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây mất an toàn ảnh hưởng sản xuất. Để tạo điều kiện cho quá trình quản lý chất lượng và đưa ra yêu cầu một số giới hạn đặc tính kỹ thuật, Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD đã bổ sung Hệ thống thang cáp và máng cáp bằng sắt hoặc thép sử dụng trong lắp đặt điện của công trình vào danh mục hàng hóa thuộc quy chuẩn, như vậy theo QCVN 16:2023/BXD sản phẩm thang máng cáp cần chứng nhận hợp quy và công bố trước khi lưu hành trên thị trường.

Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thang máng cáp theo Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD

Những lợi ích khi doanh nghiệp chứng nhận hợp quy hệ thống thang máng cáp:
• Tuân thủ pháp luật, quy định quản lý Chất lượng của Bộ Xây dựng và Tổng cục Đo lường, sản phẩm được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu hợp quy, giảm rủi ro trong quá trình thanh kiểm tra.
• Nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút khách hàng, tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh, tăng khả năng đáp ứng các gói thầu
• Quy trình quản lý chất lượng rõ ràng và hiệu quả, giúp cải thiện quản lý nội bộ, giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu suất hoạt động tổ chức. Hỗ trợ tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng hoạt động kinh doanh với các đối tác và khách hàng nước ngoài.
• Đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, hạn chế các sản phẩm kém chất lượng.
             Là một trong những đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định năng lực chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy sớm nhất, với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, Viện Chất lượng ISSQ đã và đang được các tổ chức, cá nhân tin tưởng hợp tác làm việc.
Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm tại Viện Chất lượng ISSQ:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận (nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Quy chuẩn này được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và nhâp khẩu hệ thống thang máng cáp, sau khi được chứng nhận hợp quy doanh nghiệp cần hoàn thiện hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Xây dựng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
Hi vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 27/11/2023

Tin liên quan