Tìm hiểu cấu trúc và lợi ích áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001:2013
Hệ thống thông tin dữ liệu được coi là tài sản quý giá quan trọng nhất trong một tổ chức, doanh nghiệp. Có hệ thống thông tin dữ liệu thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra các chiến lược cũng như triển khai các hoạt động kinh doanh của mình. Và tất nhiên, khi hệ thống thông tin dữ liệu bị xâm nhập, sao chép, đánh cắp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.
Để giảm thiểu rủi ro do các cuộc tấn công đó gây ra, chứng nhận ISO 27001:2013 là sự lựa chọn số 1 của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hãy cùng Viện chất lượng ISSQ tìm hiểu về Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 27001:2013
Lợi ích khi tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận ISO 27001:2013 là gì?
Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của tiêu chuẩn quản lý an toàn thông tin ISO 27001:2013:
Lưu trữ và khai thác thông tin hiệu quả và chính xác:
Thông tin được lưu trữ đầy đủ, khai thác và sử dụng hiệu quả là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định, chiến lược cũng như chính sách kinh doanh cho các tổ chức, doanh nghiệp. Nếu thông tin không được lưu trữ đầy đủ, chi tiết, sắp xếp không khoa học thì người lãnh đạo sẽ khó đưa ra các quyết định mang tầm vĩ mô. Đặc biệt, nếu để xảy ra tình trạng mất dữ liệu, thiếu thông tin thì các quyết định đưa ra có thể có sai sót, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
Nâng cao năng lực quản lý cho tổ chức, doanh nghiệp
Thông tin đầy đủ, hoạt động quản lý thông tin hiệu quả sẽ là kim chỉ nam để hỗ trợ doanh nghiệp có chiến lược quản lý hiệu quả. Nó bao gồm quản lý nhân sự, quản lý tài chính và quản lý toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
Nghe có vẻ nực cười vì thông tin có liên quan gì đến lợi nhuận và chi phí? Nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Các vụ việc liên quan đến bảo mật thông tin có thể khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh và mất thời gian, tiền bạc để giải quyết. Vì vậy, doanh nghiệp phải nhận diện rõ những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp phòng ngừa. Chứng nhận ISO 27001:2013 hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp sẽ đảm bảo thông tin đến đúng người, đúng lúc và đến đúng chỗ.
Cải tiến liên tục:
Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi cùng với việc có bao nhiêu doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, cải tiến để phù hợp với xu thế và cạnh tranh trên thị trường. Giúp doanh nghiệp giám sát được những chỉ số quan trọng để đưa ra quyết định và có hành động đúng đắn, phù hợp với thực tế.
Đối tượng áp dụng ISO 27001:2013
Cũng như các tiêu chuẩn ISO khác, ISO 27001:2013 có liên quan đến tất cả các tổ chức. Bất kể tổ chức ở đâu trên thế giới, hoạt động trong ngành gì, loại hình kinh doanh gì và quy mô của nó ra sao. Đều có thể áp dụng và thực hiện tiêu chuẩn này.
Đặc biệt, tiêu chuẩn này rất phù hợp với những đơn vị có nhu cầu và coi việc bảo mật thông tin là không thể thiếu. Ví dụ như lĩnh vực tài chính ngân hàng, y tế, công nghệ thông tin… Đây là những lĩnh vực được khuyến khích sử dụng hệ thống quản lý ISO 27001:2013
Tiêu chuẩn này đặc biệt phù hợp khi việc bảo vệ thông tin là cần thiết, chẳng hạn như trong các lĩnh vực tài chính, y tế, công cộng và công nghệ thông tin.
Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 27001:2013
Cấu trúc của tiêu chuẩn quốc tế ISO 27001:2013 rất rõ ràng, ngắn gọn nhưng đủ để tổ chức có thể hiểu và nắm bắt được. Có bảy điều khoản chính nằm trong phần 4 đến 10 của tiêu chuẩn. Các điều khoản đặt ra các yêu cầu bắt buộc đối với công việc phải thực hiện. Chỉ cần doanh nghiệp vi phạm 1 trong 7 điều này là coi như không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, khi áp dụng tiêu chuẩn này, doanh nghiệp cần có sự đồng thuận từ cấp lãnh đạo đến nhân viên.
Điều khoản 4 – Phạm vi tổ chức: Điều khoản này đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với tổ chức căn cứ vào quy mô, lĩnh vực hoạt động nhằm thiết lập phạm vi an toàn thông tin sao cho phù hợp.
Điều khoản 5 – Lãnh đạo: Điều khoản này vạch ra các trách nhiệm của ban quản lý trong một hệ thống quản lý thông tin. Là sự cam kết và quyết tâm của ban lãnh đạo về việc duy trì và triển khai hệ thống. Cùng với đó là các yêu cầu về nguồn lực và tài chính để vận hành hệ thống.
Khoản 6 – Lập kế hoạch: Tổ chức nên xác định các mục tiêu an toàn thông tin và cung cấp
Khoản 7 – Hỗ trợ: Tổ chức, đào tạo nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và các thành viên của tổ chức về an toàn thông tin và hệ thống quản lý thông tin
Khoản 8 – Vận hành hệ thống: Tổ chức, doanh nghiệp cần có một kế hoạch vận hành và quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Đồng thời, phải định kỳ tiến hành đánh giá rủi ro bảo mật và có phương án đối phó.
Điều 9 – Đánh giá hệ thống: Ban Giám đốc có trách nhiệm rà soát, đánh giá định kỳ hệ thống an toàn thông tin. Phần này đưa ra các yêu cầu rà soát, đánh giá hệ thống hàng kỳ, đảm bảo đo lường hiệu quả và có biện pháp khắc phục kịp thời sao cho phù hợp với sự thay đổi của hệ thống.
Khoản 10 – Cải tiến hệ thống: Tiêu chuẩn ISO 27001:2013 đưa ra các yêu cầu đảm bảo sao cho hệ thống phải luôn được hoàn thiện và cải tiến liên tục.
Trên đây là những chia sẻ của Viện chất lượng ISSQ về Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 27001:2013
Hy vọng qua bài viết sẽ cung cấp được các thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 05/06/2023
Tin liên quan
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- Thông báo tuyển dụng Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- Viện Chất lượng ISSQ tổ chức họp khởi động dự án Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS Việt Nam)
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?