Tổng quan về chứng nhận BRC

Chứng nhận BRC là gì?
BRC là một chứng nhận toàn cầu được đưa ra bởi Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc, viết tắt của BRC - British Retailer Consortium. Tiêu chuẩn này được giới thiệu vào năm 1998 và được thiết lập cho các nhà sản xuất thực phẩm cung cấp hàng hóa mang thương hiệu của nhà bán lẻ vào thị trường bán lẻ ở Anh. Hiện nay, cũng có nhiều quốc gia trong Khối thịnh vượng chung như Australia, New Zealand chấp nhận tiêu chuẩn này.
Hiện đã có nhiều nhà bán lẻ (công ty phân phối) lớn của các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông, Châu Á, Châu Úc, Bắc và Nam Mỹ áp dụng tiêu chuẩn này.
Đạt được chứng nhận BRC có thể nâng cao cơ hội tại thị trường EU và Hoa Kỳ, là tấm giấy thông hành giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường EU và Hoa Kỳ dễ dàng hơn.
Sau khi được công bố lần đầu tiên vào năm 1998, tiêu chuẩn BRC ngày càng trở nên phổ biến, đưa các nhà sản xuất quốc tế tham gia vào chuỗi cung ứng, đáp ứng các tiêu chí của Viện An toàn Thực phẩm do CIES thành lập. – là diễn đàn thương mại thực phẩm, tổ chức toàn cầu bao gồm CEO và quản lý cấp cao của khoảng 400 nhà bán lẻ (vận hành gần 200.000 cửa hàng) và thành viên là các công ty sản xuất với nhiều mô hình khác nhau.
Phiên bản mới nhất là BRC food Issue 8 ban hành năm 2018. Phiên bản này cam kết quản lý tập trung chủ yếu vào Chương trình phân tích an toàn thực phẩm dựa vào Hệ thống phân tích và kiểm soát mối nguy theo tiêu chuẩn HACCP. Ngoài ra, với nhu cầu ngày càng tăng về giám sát môi trường vi sinh vật trong các cơ sở sản xuất thực phẩm, người ta đã chú trọng nhiều hơn đến phòng vệ thực phẩm và ngăn chặn gian lận thực phẩm.
BRC Food bao gồm các yêu cầu kiểm soát chuỗi cung ứng sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào, bắt đầu từ khâu cung cấp giống, gieo trồng, thu hoạch, chế biến cho đến giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn này cũng yêu cầu thông tin công nghệ sản phẩm và quy định cập nhật để giúp các nhà phân phối đảm bảo phản ứng kịp thời với thay đổi nhằm cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng một cách nhất quán.


Chứng nhận BRC gồm những loại nào?
Trong nhóm BRC sẽ được chia làm nhiều loại và trong đó có 3 loại chính sau đây: BRC Food, BRC Packaging và BRC Storage & Distribution.
BRC Food: Là một chứng nhận về hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm Quốc tế. Chứng nhận này được tổ chức sáng kiện về An toàn thực phẩm toàn cầu được GFSI thừa nhận. BRC Food tập trung vào nhóm đối tượng là những nhà chế biến thực phẩm. Nhóm này đưa ra các yêu cầu về an toàn thực phẩm để đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ đúng theo yêu cầu.
BRC Packaging: Đây là tiêu chuẩn nhằm đưa cho những nhà sản xuất bao bì về đóng gói thực phẩm. Chứng nhận này bao gồm một loạt những yêu cầu mà doanh nghiệp sản xuất bao bì cần để đáp ứng nếu muốn sở hữu chứng nhận BRC Packaging. Tiêu chuẩn bao bì này được GFSI công nhận đầu tiên trên thế giới.
BRC Storage & Distribution: Được xuất bản vào năm 2006, BRC Storage & Distribution là chứng nhận về bảo quản và phân phối sản phẩm về thực phẩm. Tiêu chuẩn này chủ yếu là phát triển và nhắm đến những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực lưu kho, vận tải. Nếu muốn đạt được chứng chỉ BRC Storage & Distribution doanh nghiệp cần đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt đối với quá trình hoạt động, bên cạnh đó sở hữu cơ sở vật chất đáp ứng được các tiêu chí đưa ra bởi BRC.
Hiện nay, ở nước ta trong 3 loại chứng nhận này, BRC Food là loại chứng nhận phổ biến và được đa số doanh nghiệp sử dụng nhất. Bởi lẽ, do nước ta tuy có nhiều doanh nghiệp thực phẩm nhưng lại chưa phát triển về mảng vận tải và lưu kho.
Những câu hỏi thường gặp đối với chứng nhận BRC là?
Trường hợp nào không đánh giá được Chứng nhận BRC?
Đối với doanh nghiệp chỉ đăng ký hoạt động mà chưa đi vào sản xuất thì không đánh giá được.
Để đạt được chứng nhận BRC, chúng tôi cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản như thế nào?
Để tuân thủ tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần áp dụng 3 bước tiêu chuẩn chính trong hệ thống quản lý:
+ Áp dụng và thực thi HACCP – Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn.
+ Có một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và được lập thành văn bản.
+ Kiểm soát, kiểm tra tiêu chuẩn môi trường của nhà máy, sản phẩm, quy trình chế biến và công nhân.
Tổ chức doanh nghiệp nào nên có chứng nhận BRC?
BRC tập trung vào quản lý chất lượng thực phẩm không bắt buộc. Tuy nhiên, tất cả các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần áp dụng BRC. Từ các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh, đóng gói thực phẩm như nước uống, hải sản, bia, rượu, dầu ăn, rau củ quả…
Chứng nhận BRC này không áp dụng cho các hoạt động liên quan đến nhập khẩu bán buôn, phân phối hoặc lưu trữ ngoài tầm kiểm soát của công ty.
Trên đây là những chia sẻ của Viện chất lượng ISSQ giải đáp thắc mắc về Tổng quan về chứng nhận BRC.

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý cơ quan, Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 20/03/2023

 

Tin liên quan