Những điều cần biết về Chứng nhận FSSC 22000
Với mức đóng góp vào GDP nội địa lên tới 26%, thực phẩm là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cực cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó còn có hàng loạt yếu tố ảnh hưởng như Vệ sinh – An toàn, Chất lượng. FSSC 22000 là chương trình chứng nhận quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm được GFSI công nhận nhằm giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp ích cho các doanh nghiệp thực phẩm nói riêng và ngành thực phẩm nói riêng. Thực phẩm nói chung tăng trưởng hiệu quả và bền vững.
Chứng nhận FSSC 22000 là gì?
FSSC là tên viết tắt của Tổ chức chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm có trụ sở tại Hà Lan.
FSSC 22000 là tiêu chuẩn chứng nhận của Hiệp hội chứng nhận an toàn thực phẩm dành cho các đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng thực phẩm.
Hiệp hội chứng nhận an toàn thực phẩm đã kết hợp hai tiêu chuẩn ISO 22000 và PAS 220+ yêu cầu bổ sung vào tiêu chuẩn FSSC 22000 (Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm) và được tổ chức GFSI đã công nhận hoàn toàn.
Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm chứng nhận theo FSSC 22000 cung cấp một khuôn khổ nhằm quản lý hiệu quả các trách nhiệm đối với chất lượng và an toàn thực phẩm của tổ chức, doanh nghiệp. Nó chứng tỏ rằng một công ty có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, đủ để đáp ứng được những yêu cầu của cơ quan quản lý, khách hàng kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.
Doanh nghiệp nào phải áp dụng FSSC 22000?
FSSC 22000 được áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm: thực phẩm, bao bì, vật liệu đóng gói, bảo quản và phân phối đến nhà sản xuất ban đầu, nhà sản xuất và nhà phân phối.
Chứng nhận FSSC 22000 được áp dụng cho những ngành dưới đây:
+ Nuôi trồng
+ Sản xuất thực phẩm
+ Sản xuất bao bì thực phẩm và vật liệu đóng gói thực phẩm
+ Sản xuất thức ăn chăn nuôi
+ Vận chuyển và lưu trữ
+ Chuỗi bán lẻ và bán sỉ
+ Cung cấp dịch vụ ăn uống
Phạm vi của Tiêu chuẩn FSSC 22000 là xác định các yêu cầu cần thiết để đảm bảo có sẵn hệ thống quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ quan quản lý, khách hàng kinh doanh về thực phẩm và cả người tiêu dùng.
Các tổ chức trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm có thể hưởng lợi từ chứng nhận FSSC 22000, bất kể quy mô hay mức độ phức tạp của tổ chức.
Trong đó, bao gồm các nhà sản xuất và chế biến:
+ Các sản phẩm động vật dễ hư hỏng (ví dụ: thịt, gia cầm, trứng, sữa và các sản phẩm từ cá).
+ Các sản phẩm thực vật dễ hư hỏng (ví dụ: trái cây tươi và nước trái cây tươi đóng gói, trái cây bảo quản, rau tươi đóng gói, rau bảo quản).
+ Sản phẩm để trên kệ trong thời gian dài ở nhiệt độ môi trường xung quanh (ví dụ: sản phẩm đóng hộp, bánh quy, đồ ăn nhẹ, dầu, đồ uống, nước ngọt, mì, bột mì, đường, muối).
+ Thành phần thực phẩm (ví dụ: vitamin, khoáng chất, sinh học văn hóa, hương liệu, enzyme và chất hỗ trợ chế biến).
+ Vật liệu bao bì của thực phẩm (tiếp xúc trực tiếp hoặc là gián tiếp với thực phẩm).
+ Thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (ví dụ: thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản).
+ Các sản phẩm động vật chính (ví dụ như: sữa, cá, trứng, mật ong).
Một số câu hỏi thường gặp đối với chứng nhận FSSC 22000
1. Nếu doanh nghiệp đã có chứng chỉ ISO 9001 thì có nên thay thế bằng tiêu chuẩn FSSC không?
ISO 9001 là Hệ thống Quản lý Chất lượng - một tiêu chuẩn độc lập với FSSC 22000. FSSC 22000 là Hệ thống An toàn Thực phẩm - được coi là tiêu chuẩn bổ sung cho ISO 9001. Nó không nên thay thế ISO 9001 mà nên được tích hợp kết hợp hai tiêu chuẩn để hệ thống của doanh nghiệp bạn hoạt động hiệu quả nhất.
2. Nếu đã có chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần làm gì để tuân thủ tiêu chuẩn FSSC 2200?
Khi doanh nghiệp đã áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần triển khai thêm một chương trình bắt buộc tương thích với các yêu cầu của PAS 220 và những yêu cầu bổ sung khác.
Các bước để thực hiện chứng nhận FSSC 22000
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ( nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại ( chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Tại sao chọn Viện chất lượng ISSQ để chứng nhận FSSC 22000?
Có đội ngũ chuyên gia đánh giá chứng nhận đầu ngành, có kinh nghiệm và am hiểu rõ về các lĩnh vực của doanh nghiệp bạn, với khả năng làm việc mang tính xây dựng cao.
Trên đây là những thông tin về Những điều cần biết về Chứng nhận FSSC 22000. Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ cho tổ chức bạn và đó cũng là sứ mệnh của Viện chất lượng ISSQ.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 20/01/2024
Tin liên quan
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu
- Châu Âu công bố cập nhật tiêu chuẩn sửa đổi an toàn đồ chơi
- Nâng cao quy chuẩn và tăng cường kiểm tra chất lượng nước sạch
- Chính phủ ban hành Nghị quyết về giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025
- Tiêu chuẩn ISO 21001:2018 – công cụ hữu ích cho các tổ chức giáo dục
- ISO 45001:2018 – chìa khóa bảo đảm an toàn lao động cho doanh nghiệp
- Cần nhanh chóng xây dựng các bộ tiêu chuẩn về nhân lực an ninh mạng
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng chuẩn ISO
- ISO 27001:2022 - Phiên bản mới nhất của Hệ thống Quản lý an toàn thông tin
- Tích hợp ISO/IEC 27001:2022 và ISO 9001:2015: Giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, kiểm soát an toàn thông tin
- ISO 14001 giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện các vấn đề về môi trường
- Áp dụng Hệ thống quản lý bảo mật thông tin ISO/IEC 27001: Đảm bảo an toàn trên môi trường số
- TCVN 13866:2023 xác định độ ổn định kích thước của thanh định hình polyvinyl clorua
- Thông báo tuyển dụng: Phụ trách nhân sự