Tại sao đồ chơi trẻ em phải chứng nhận theo QCVN 3:2019/BKHCN?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại đồ chơi trẻ em đến từ vô số thương hiệu trong và ngoài nước. Bên cạnh những sản phẩm đã có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cũng còn tồn tại mặt hàng trôi nổi trên thị trường, có nguy cơ làm mất an toàn. Chính vì điều này đã gây ra không ít khó khăn cho các đơn vị chức năng. Người tiêu dùng cũng khó có thể nhận biết được đâu là hàng kém chất lượng.
Vì vậy, bộ khoa học và công nghệ đã ban hành Chứng nhận đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN3:2019/BKHCN để quản lý sản phẩm này.
Dưới đây viện chất lượng ISSQ sẽ mang đến bài viết về Chứng nhận đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN3:2019/BKHCN.
1. Tổng quan về Chứng nhận đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN3:2019/BKHCN
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất ở trong nước, nhập khẩu hay đang lưu thông trên thị trường, vào ngày 30/09/2017, Bộ khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT và kèm theo đó là “Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em” QCVN 3:2019/BHCN. Tiêu chuẩn này ra đời đã thay thế cho QCVN 3:2009 đã ban hành tại thông tư số 18/2009/TT – BKHCN ban hành vào ngày 26/06/2009.
Chứng nhận đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN3:2019/BKHCN là hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá, xác nhận chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa; quá trình, môi trường phù hợp với quỹ chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Chứng nhận đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN3:2019/BKHCN là một bước không thể thiếu đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, phân phối đồ chơi trẻ em trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường tiêu thụ. Đây là yêu cầu bắt buộc khi lưu thông hàng hóa ở Việt Nam
Đối tượng mà quy chuẩn này áp dụng: Tổ chức, các cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, cơ quan quản lý nhà nước và một số tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
2. Phương thức để Chứng nhận đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN3:2019/BKHCN
Chứng nhận đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN3:2019/BKHCN là bắt buộc thực hiện theo quy định tại QCVN 3:2019/BKHCN thì việc chứng nhận hợp quy sẽ thực hiện theo 2 phương thức sau:
Phương thức 5: Thử nghiệm ở mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, cấp giấy và dấu Chứng nhận đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN3:2019/BKHCN sẽ có giá trị hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp, được giám sát định kỳ hằng năm thông qua thử nghiệm lấy mẫu ở nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá trong quá trình sản xuất.
Phương thức 7: Thử nghiệm ở mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm ở mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho từng lô sản phẩm, hàng hóa. Từ đó, đưa ra kết luận về sự phù hợp theo lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần đánh giá, giám sát.
3. Yêu cầu về kỹ thuật và phương pháp thử Chứng nhận đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN3:2019/BKHCN
Yêu cầu an toàn cơ lý:
Yêu cầu an toàn cơ lý theo TCVN 6238 – 1:2017 (ISO 8124 – 1:2014), An toàn đồ chơi trẻ em
Phần 1: Các yêu cầu về an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.
Yêu cầu an toàn tính cháy
Yêu cầu an toàn tính cháy theo TCVN 6238 – 2:2017 (ISO 8124 – 2:2014), An toàn đồ chơi trẻ em ở phần 2: Tính cháy.
Yêu cầu an toàn về hóa học
+ Giới hạn mức thôi nhiễm ở một số nguyên tố độc hại
Giới hạn mức thôi nhiễm ở một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238 – 3:2011 (ISO 8124 – 3:2010), An toàn đồ chơi của trẻ em – Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm ở một số nguyên tố độc hại.
+ Giới hạn của hợp chất hữu cơ độc hại
- Chất lỏng ở trong đồ chơi trẻ em
Chất lỏng có thể tiếp xúc trong đồ chơi của trẻ em không được có Ph nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này sẽ không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết.
- Formaldehyt ở trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi
Các chi tiết bằng vải dệt có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em sẽ không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Những chi tiết bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em sẽ không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em sẽ không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 80 mg/kg.
- Phtalat có trong đồ chơi trẻ em
Đồ chơi trẻ em sẽ không được có hàm lượng các phtalat di(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), dibutyl phtalat (DBP) hoặc butyl benzyl phtalat (BBP) vượt quá 0,1 % khối lượng ở mỗi phtalat.
Đồ chơi trẻ em có thể cho vào miệng sẽ không được có hàm lượng các phtalat diisononyl phtalat (DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) hoặc di-n-octyl phtalat (DNOP) vượt quá 0,1 % khối lượng ở mỗi phtalat.
- Amin thơm có trong đồ chơi trẻ em
Hàm lượng của amin thơm (bao gồm cả các dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu đồ chơi hoặc là bộ phận của đồ chơi sẽ không được vượt quá các mức được quy định.
4. Lợi ích của Chứng nhận đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN3:2019/BKHCN
+ Giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt, giảm thiểu đi chi phí rủi ro liên quan đến nhờ áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Gia tăng khả năng trúng thầu
+ Gia tăng uy tín cho sản phẩm và sự tin tưởng của người tiêu dùng
+ Giúp mở rộng sản phẩm ra bên ngoài thị trường, gia tăng lợi thế cạnh tranh
+ Sản phẩm sẽ đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra bên ngoài thị trường ở trong nước.
Trên đây là những thông tin hữu ích về chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em QCVN 3:2009 mà các doanh nghiệp nên biết.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 25/10/2022
Tin liên quan
- Tích hợp ISO/IEC 27001:2022 và ISO 9001:2015: Giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, kiểm soát an toàn thông tin
- ISO 14001 giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện các vấn đề về môi trường
- Áp dụng Hệ thống quản lý bảo mật thông tin ISO/IEC 27001: Đảm bảo an toàn trên môi trường số
- TCVN 13866:2023 xác định độ ổn định kích thước của thanh định hình polyvinyl clorua
- Thông báo tuyển dụng: Phụ trách nhân sự
- Thông báo tuyển dụng: Chuyên gia đánh giá
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Viện Chất lượng ISSQ và Hội đồng Môi trường Singapore
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- Thông báo tuyển dụng: Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.