Những điều cần biết về chứng nhận gạo hữu cơ đạt chuẩn TCVN 11041-5:2018
Gạo hữu cơ là gì?
Trước khi tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-5:2018 thì bạn nên hiểu rõ về gạo hữu cơ. Về cơ bản, gạo hữu cơ không có nhiều khác biệt như các loại gạo thông thường. Nhưng đằng sau những hạt gạo khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng là cả một quy trình trồng trọt, chăm sóc cần phải theo những tiêu chuẩn nhất định.
Gạo hữu cơ là loại gạo được trồng trên vùng đất sạch, không bị ô nhiễm, không sử dụng hóa chất trong suốt quá trình nuôi trồng, thu hoạch. Không chỉ vậy để đạt tiêu chuẩn cần đáp ứng các yêu cầu như: sản xuất, sơ chế - chế biến, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển,...
Gạo hữu cơ là sản phẩm gạo sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 11041-5:2018
Gạo sạch có phải gạo hữu cơ không?
Nhiều đơn vị sản xuất gạo cũng như người tiêu dùng thường dễ nhầm lẫn gạo sạch chính là gạo hữu cơ. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-5:2018 thì hai loại gạo này có những điểm khác nhau. Chẳng hạn, gạo hữu cơ là gạo sạch, nhưng gạo sạch chưa hẳn là gạo hữu cơ.
Gạo sạch là loại gạo trong quá trình sản xuất vẫn có thể sử dụng phân, thuốc hóa học trong ngưỡng cho phép. Ngoài ra, gạo sạch vẫn có thể áp dụng xử lý tẩy trắng để hạt gạo đều và đẹp hơn.
Ngược lại, gạo hữu cơ là dòng sản phẩm gạo phải được sản xuất theo yêu cầu cũng như có chứng nhận hữu cơ. Gạo hữu cơ hoàn toàn là gạo sạch không sử dụng bất kỳ hoá chất nào trong suốt quá trình sản xuất.
Gạo hữu cơ là gạo sạch, nhưng gạo sạch chưa chắc đã là gạo hữu cơ
Chứng nhận gạo hữu cơ mang lại lợi ích gì?
Có rất nhiều đơn vị sản xuất gạo phân vân không biết có nên đạt tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-5:2018 hay không, chứng nhận này mang lại lợi ích gì. Viện ISSQ điểm qua một số lợi ích mà chứng nhận mang lại như:
- Giúp tăng giá trị cũng như chất lượng của sản phẩm, từ đó tăng doanh thu cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ: Bởi khi đạt chứng nhận sản phẩm sẽ dễ dàng đến với các thị trường khó tính nhất.
- Thúc đẩy kinh tế địa phương: Một khu vực có đơn vị sản xuất gạo theo tiêu chuẩn hữu cơ sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.
- Sản xuất gắn liền với môi trường: Khi sản xuất gạo hữu cơ cũng là cam kết của nhà sản xuất đối với môi trường, từ đó, giúp con người phát triển hài hoà, gắn bó với tự nhiên.
Đạt tiêu chuẩn gạo hữu cơ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và môi trường
Gạo hữu cơ là gạo sạch, nhưng gạo sạch chưa chắc đã là gạo hữu cơ
Quy trình đạt chứng nhận gạo hữu cơ phù hợp tiêu chuẩn TCVN11041-5:2018
Để đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-5:2018 gạo hữu cơ cần theo quy trình sau:
- Đăng ký chứng nhận
- Xem xét trước đánh giá
- Đánh giá chứng nhận
- Thẩm định hồ sơ sau đánh giá
- Cấp giấy chứng nhận
- Giám sát định kỳ
- Chứng nhận lại
Quy định, sản phẩm gạo đã đạt TCVN 11041-5:2018 giấy chứng nhận sẽ phải chứng nhận lại sau 3 năm, ngoài ra, hằng năm sẽ thực hiện đánh giá giám sát định kỳ.
Tuy nhiên, để quá trình đạt chứng nhận diễn ra đúng thủ tục pháp lý bạn cần tìm đến những đơn vị được chỉ định đánh giá chứng nhận uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.
Nên chọn đơn vị chuyên nghiệp đánh giá chứng nhận
Viện ISSQ là một trong những tổ chức đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-5:2018 chuyên nghiệp. Với đội ngũ tư vấn, chuyên gia có năng lực và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong suốt quá trình đánh giá chứng nhận.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 07/07/2022
Tin liên quan
- Chuyển đổi số là giải pháp đột phá tạo ra mảnh đất mới cho phát triển, đổi mới quản trị quốc gia
- Áp dụng ISO 22000 - bước ‘chuyển mình’ mạnh mẽ của doanh nghiệp thực phẩm Việt
- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
- Những yếu tố giúp quản lý chất lượng hiệu quả
- ISO công bố tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ trẻ em trước vấn đề bạo lực
- ISO/IEC 17025 - nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Chuyển đổi số - đòn bẩy nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn ISO 13485 đảm bảo chất lượng đối với thiết bị, dụng cụ y tế
- Tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
- Viện Chất lượng ISSQ thông báo tuyển dụng
- Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
- Cải cách hành chính hiệu quả với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
- Bộ Quốc phòng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015
- SA 8000 và ISO 26000 : Tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu
- Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược trong chuyển đổi số
- Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng
- ISO 29001 – công cụ đắc lực quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp dầu mỏ
- Vì sao Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001- Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin