Nhận biết điểm giống và khác nhau giữa ISO 9000 và ISO 9001

Khi tìm hiểu về ISO, không ít doanh nghiệp thắc mắc sự khác nhau giữa ISO 9000 và ISO 9001 là gì? Liệu 2 tiêu chuẩn này có tương đương nhau hay không? Qua bài viết dưới đây, Viện Chất lượng sẽ phân biệt ISO 9001 và ISO 9000.
1. Giống nhau
- Cả 2 tiêu chuẩn đều được rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng rộng rãi.
- Cả 2 tiêu chuẩn đều là Hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), dựa trên kinh nghiệm từ hàng chục ngàn nhà quản lý cấp cao trên thế giới.
2. Khác nhau
Khi mới nghe qua, ISO 9000 và ISO 9001 có phần giống nhau ở cái tên. Nhưng trên thực tế, hai tiêu chuẩn này khác nhau hoàn toàn và được thể hiện rõ rệt ở 3 khía cạnh : khái niệm, mục đích sử dụng và nội dung. 
* Khái niệm
- Tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản mới nhất năm 2015 có tên ISO 9001:2015 Hệ thống Quản lý Chất lượng – Các yêu cầu. Đây là một tiêu chuẩn phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 
- Trái lại với sự phổ biến của ISO 9001, không phải ai cũng hiểu rõ tiêu chuẩn ISO 9000 là gì. ISO 9000 hay còn gọi là tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý Chất lượng – Cơ sở và từ vựng. Tiêu chuẩn đưa ra các khái niệm, từ vựng cơ bản và nguyên tắc cho hệ thống quản lý chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm : 
• ISO 9000:2015: Hệ thống Quản lý Chất lượng – Cơ sở và từ vựng
• ISO 9001:2015: Hệ thống Quản lý Chất lượng – Các yêu cầu
• ISO 9004:2018: Quản lý Chất lượng – Chất lượng của một tổ chức – Hướng dẫn để đạt được thành công bên vững 
• ISO 19011:2018: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
* Mục đích sử dụng: 
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là cơ sở để đánh giá và giúp doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 9001:2015 về Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Tiêu chuẩn ISO 9000:2015 không dùng để chứng nhận. Tiêu chuẩn này có mục đích là đưa ra một bộ những thuật ngữ và định nghĩa giúp doanh nghiệp hiểu rõ được các yêu cầu trong ISO 9001. Nhờ đó, việc triển khai chứng nhận ISO 9001 cũng đạt được hiệu quả hơn.
* Nội dung
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9000:2015 đề cập tới các khái niệm, từ vựng cơ bản cũng như cơ sở cho những tiêu chuẩn được sử dụng cho hệ thống quản lý chất lượng.
1. Phạm vi áp dụng
2. Nguyên tắc quản lý chất lượng và những khái niệm cơ bản 
3. Liên quan đến thuật ngữ và định nghĩa 
- Tổ chức
- Hoạt động
- Con người
- Hệ thống
- Kết quả
- Khách hàng
- Hành động 
- Đánh giá
- Đặc tính
- Thông tin, dữ liệu và tài liệu
- Quá trình
- Yêu cầu
- Xác định
Nội dung của ISO 9001:2015 xây dựng 7 nguyên tắc và 10 điều khoản như sau : 
 

7 nguyên tắc ISO 9001:2015

Hướng vào khách hàng

Sự lãnh đạo

Sự tham gia của mọi người

Tiếp cận theo quá trình

Cải tiến

Ra quyết định dựa trên bằng chứng

Quản lý các mối quan hệ

 

10 điều khoản ISO 9001:2015

Phạm vi áp dụng

Tài liệu viện dẫn

Thuật ngữ liên có quan đến tổ chức

Bối cảnh của tổ chức

Sự lãnh đạo

Hoạch định

Hỗ trợ

Hoạt động

Đánh giá năng lực

Cải tiến

3. Giữa ISO 9000 và ISO 9001 nên lựa chọn tiêu chuẩn nào?
Qua những thông tin trên, chúng ta biết được để triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả nên áp dụng Tiêu chuẩn ISO 9001. Nhưng không vì lí do đó mà chúng ta bỏ qua tiêu chuẩn ISO 9000 bởi vì ISO 9000 sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 9001. Do đó, doanh nghiệp nên biết kết hợp ISO 9000 và ISO 9001 để đạt được lợi ích tối ưu tron hoạt động sản xuất, kinh doanh. 
Trên đây là So sánh sự giống và khác nhau giữa ISO 9000 và ISO 9001. Khi doanh nghiệp phân biệt được hai tiêu chuẩn này sẽ dễ dàng hơn trong việc ứng dụng chúng vào hệ thống quản lý chất lượng.

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 22/01/2023

Tin liên quan