Châu Âu công bố cập nhật tiêu chuẩn sửa đổi an toàn đồ chơi
Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) đã phê duyệt bản tiêu chuẩn sửa đổi về an toàn đồ chơi cho trẻ em và sẽ chính thức áp dụng vào tháng 6 năm nay.
Vào ngày 4 tháng 12 năm 2024, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) đã chính thức phê duyệt hành bản sửa đổi cho Tiêu chuẩn An toàn Đồ chơi EN 71-3:2019+A2:2024. Bản cập nhật này giới thiệu các quy trình thử nghiệm và di chuyển mới, nhấn mạnh cam kết của EU đối với sự an toàn của trẻ em và dự kiến sẽ chính thức được áp dụng vào tháng 6 năm nay. Bản tiêu chuẩn đã sửa đổi một số điểm mới mà các nhà sản xuất đồ chơi trong và ngoài khu vực Châu Âu cần phải lưu ý để sản phẩm vượt qua vòng kiểm tra trước khi đem ra thị trường tiêu thụ.
Ngoài ra, tiêu chuẩn này dự kiến sẽ được Ủy ban Châu Âu phê duyệt sau khi được công bố trên Tạp chí Chính thức của Liên minh Châu Âu (OJEU), nó sẽ thay thế phiên bản hiện tại EN 71-3:2010+A1:2021 và trở thành tiêu chuẩn hài hòa của Liên minh Châu Âu, được điều chỉnh theo Chỉ thị an toàn đồ chơi của EU 2009/48/EC, đồng thời làm tiêu chuẩn tham khảo cho các quốc gia khác.
Châu Âu công bố cập nhật tiêu chuấn sửa đổi an toàn đồ chơi và sẽ được áp dụng trong năm nay
Cụ thể, trong bản tiêu chuẩn mới được cập nhật có một số điểm thay đổi cần lưu ý:
Tiêu chuẩn mới kết hợp các hướng dẫn trong tiêu chuẩn CEN/TS 17973:2023 để phân loại các sản phẩm có đặc tính giống chất nhờn. Từ đó, phân biệt rõ các loại đồ chơi có chứa chất nhờn tinh thể cần được phân loại kĩ càng hơn.
Bên cạnh đó, các loại đồ chơi có thể tách rời sẽ đều phải kiểm tra, thử nghiệm chất lượng từng bộ phận một, nhất là với các loại đồ chơi có kết cấu vật liệu khác nhau để đảm bảo mọi vật liệu đều được kiểm tra chất liệu, dù nhỏ nhất, tranh sai sót kết quả để đảm bảo đồ chơi trẻ em không chứa các chất có hại cho sức khỏe (trừ những loại đồ chơi là khối đồng nhất không thể tách rời).
Điều quan trọng, các loại thông tin cảnh báo trên đồ chơi đều phải được in rõ, cụ thể bên ngoài bao bì để người tiêu dùng có thể đọc được, không được đăng tải thông tin trên mỗi website hoặc ở nơi khó nhìn, đảm bảo tính minh bạch sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngoài ra, các bước trong quy trình tẩy sáp trước đấy sẽ được loại bỏ hết nhằm tránh sự sai sót trong quá trình thử nghiệm lại chất lượng đồ chơi. Trong quá trình kiểm nghiệm, các kết quả phơi nhiễm (thôi nhiễm) từ crom và thiếc sẽ đều được sử dụng để xác định mức độ giới hạn của hai chất này trong sản phẩm, từ đó bảo đảm sự an toàn trong đồ chơi cho trẻ em khi tiếp xúc một thời gian dài.
Bản tiêu chuẩn sửa đổi của Châu Âu giúp nâng mức bảo vệ sức khỏe và an toàn của trẻ nhỏ khi sử dụng đồ chơi mà còn giúp các nhà sản xuất đồ chơi có thể đảm bảo tốt chất lượng đầu ra, nâng cao uy tín của thương hiệu sản phẩm, nhất là trong bối cảnh thị trường hiện nay, xuất hiện quá nhiều sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, giá rẻ gây ảnh hưởng sự phát triển của trẻ nhỏ cũng như tên tuổi của các thương hiệu đồ chơi uy tín.
Nguồn: Vietq
Tin liên quan
- Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
- Viện Chất lượng ISSQ thông báo tuyển dụng
- Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
- Cải cách hành chính hiệu quả với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
- Bộ Quốc phòng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015
- SA 8000 và ISO 26000 : Tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu
- Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược trong chuyển đổi số
- Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng
- ISO 29001 – công cụ đắc lực quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp dầu mỏ
- Vì sao Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001- Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn ISO 22301 giúp duy trì hệ thống quản lý kinh doanh liên tục và phát triển
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu