Những câu hỏi thường gặp khi chứng nhận QCVN 8:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn)

Cá nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm sơn có chứa chì đều cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy hàm lượng các chất trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT và công bố hợp quy trước khi lưu hành sản phẩm ra bên ngoài thị trường. Dưới đây là Viện chất lượng ISSQ sẽ mang đến cho bạn đọc những câu hỏi thường gặp khi chứng nhận Hàm lượng chì trong sơn QCVN 08:2020/BCT

Tác hại của nhiễm độc chì

Theo Cẩm nang Y tế MSD: Sơn chì được sử dụng phổ biến cho đến năm 1960, không phổ biến vào đầu những năm 1970 và hầu hết bị loại bỏ vào năm 1978. Vì thế, đối với một số lượng đáng kể các ngôi nhà cũ, sơn có chì tiềm ẩn một số rủi ro. Ngộ độc chì thường do nuốt phải trực tiếp vỏ chứa chì. Trong quá trình tu sửa nhà cửa, bệnh nhân có thể tiếp xúc với một lượng chì đáng kể trong không khí dưới dạng các hạt bụi khi cạo sơn hoặc chà xát tường trong quá trình chuẩn bị sơn lại.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chì là một trong 10 kim loại nặng cần quan tâm nhất đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Mỗi năm, thế giới ghi nhận khoảng 600.000 trẻ em mắc mới trí tuệ và 143.000 ca tử vong do phơi nhiễm chì, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Nhiễm độc chì có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp ở hầu hết các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể như cơ quan tạo máu, xương khớp, tim mạch, thận, tiết niệu, trí tuệ. Trẻ em có thể có nguy cơ bị nhiễm độc chì từ các nguồn khác nhau như xăng pha chì, sơn pha chì, đồ chơi, hoạt động khai khoáng, tái chế pin, ô nhiễm môi trường…

Các chuyên gia kiểm soát chất độc cho biết chì là một chất độc đã được công nhận có ảnh hưởng phổ biến đến sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ thần kinh, huyết học, tiêu hóa và tim mạch. Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương do tiếp xúc nhiều hơn so với người lớn và vì chì ảnh hưởng đến não đang phát triển, có khả năng làm giảm khả năng trí tuệ.

Những câu hỏi thường gặp khi chứng nhận QCVN 8:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn

Khi thực hiện Thông tư: 51/2020/TT-BCT Kèm theo quy chuẩn QCVN 08:2020/BCT chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2022.

Khi thực hiện Chứng nhận chì trong sơn có một số thắc mắc như sau:

Về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sẽ được quy định như thế nào?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng sơn trên lãnh thổ Việt Nam. Sản phẩm đáp ứng được chứng nhận QCVN 8:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn) này phải đảm bảo giới hạn hàm lượng chì theo quy định tại Quy chuẩn này.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm sơn đáp ứng Quy chuẩn này phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dựa vào quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 36/2019/TT-BCT.

Tổ chức thực hiện chứng nhận chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn) như thế nào?

Cục Hóa chất cần có trách nhiệm phối hợp với những đơn vị, cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

Căn cứ yêu cầu quản lý, Cục Hóa chất có trách nhiệm đề xuất Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về giới hạn hàm lượng chì trong sơn đang lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.

 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này ở trên địa bàn quản lý.

Phạm vi của QCVN 08:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn).

QCVN 08:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn) quy định về các yêu cầu kỹ thuật, quy định về quản lý đối với hàm lượng chì trong các loại sơn được quy định ở tại Phụ lục A, các phương pháp thử của Quy chuẩn này được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh ở trên lãnh thổ Việt Nam.

Đối tượng áp dụng đối với QCVN 08:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn).

Chứng nhận QCVN 08:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn) kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh những loại sơn được quy định ở Phụ lục A của Quy chuẩn này, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Hàm lượng Chì sẽ được hiểu là:

Hàm lượng chì là % khối lượng của chì (nghĩa là được tính theo chì kim loại (Pb)) tồn tại ở tất cả các dạng đơn chất và hợp chất của chì trong sơn và được xác định theo Phương pháp thử quy định ở tại Quy chuẩn QCVN 08:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn).

Tại sao lại chứng nhận QCVN 08:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn) tại Viện chất lượng ISSQ

Viện chất lượng ISSQ có Năng lực pháp lý đầy đủ.

Đội ngũ chuyên gia đánh giá có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và được đào tạo bài bản.

Cung cấp những văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

Trên đây là những chia sẻ của Viện chất lượng ISSQ giải đáp thắc mắc về Những câu hỏi thường gặp khi chứng nhận QCVN 8:2020/BCT (giới hạn hàm lượng chì trong sơn

Hy vọng qua bài viết sẽ cung cấp được các thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn.

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý cơ quan, doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 08/04/2023

Tin liên quan