Áp dụng ISO 14001 trong doanh nghiệp - thuận lợi, khó khăn và giải pháp
1. Tính đến thời điểm này, các loại hình doanh nghiệp, tổ chức khi đi vào hoạt động đều gây nên những tác động, mức độ ảnh hưởng khác nhau, vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp với các quy mô khác nhau đó đã, đang và phải cần làm những gì để có thể quản lý, để ít tác động nhất đối với môi trường. Sự thành công và rộng rãi của ISO 9000 (Hệ thống quản lý chất lượng), phiên bản đầu tiên ISO 14000 ra đời năm 1996, sửa đổi năm 2004 thành tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống Quản lý Môi trường. Trải qua sự phát triển và nâng cấp phiên bản, ISO đưa ra phiên bản mới nhất là ISO 14001:2015, hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức đã được chứng nhận.
Sau 2 năm kể từ khi ISO 14001:1996 xuất hiện và có hiệu lực trên thế giới, ở Việt Nam đã có chứng chỉ đầu tiên được cấp và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Vào thời gian đầu áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. Đi đầu trong việc áp dụng ISO 14001, là các doanh nghiệp Nhật Bản, đây là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đến nay, có rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha… Việc công ty mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các doanh nghiệp này tạo tiền đề trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.
Sơ đồ: Hình thành và phát triển của ISO 14001 đến nay
Nguồn: Internet
ISO 14001 được xem là công cụ pháp lý hữu hiệu và mang lại kết quả nhanh, là một trong những công cụ không thể thiếu trong chiến lược quản lý, bảo vệ môi trường. Việc số lượng các tổ chức/doanh nghiệp tại Việt Nam ngoài áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001. Các Tập đoàn, Tổng công ty có mức sản xuất lớn, tác động trực tiếp đến môi trường như: Tập đoàn Hòa Phát; Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn,Công ty cổ phần Sữa Việt Nam ngay từ những ngày đầu cũng đều đã xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và nâng cấp theo theo từng phiên bản. Gần đây, các Tập đoàn lớn cũng yêu cầu bắt buộc áp dụng ISO 14001 cho cả các công ty thành viên.
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đa dạng các doanh nghiệp áp dụng như các công ty chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), các công ty về chế biến (nông, lâm, thủy hải sản), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách sạn đang chiếm tỷ lệ rất lớn.
So với số lượng doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về quản lý môi trường còn hạn chế. Điều này cho thấy vẫn còn rất nhiều các doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.
Trải qua gần 25 năm, từ năm 1998 lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam tuy đã có nâng cấp nhiều phiên bản, với những pháp lý về môi trường càng rõ ràng minh bạch hơn như việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 vẫn còn một số khó khăn và thuận lợi nhất địnhcó thể được tổng quát hóa như sau:
Thuận lợi
Môi trường pháp lý
Chúng ta đều biết, tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại”. Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện.
Tại Việt Nam, vấn đề môi trường đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó, Luật Bảo vệ môi trường 1993 là văn bản quan trọng nhất. Để cụ thể hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường được thông qua ngày 29/11/2005 đã thay thế cho luật bảo vệ môi trường năm 1993. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 quy định những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau.
Luật bảo vệ môi trường 2014 kế thừa Luật bảo vệ môi trường 2005 và bổ sung những điểm mới, đồng thời khắc phục hạn chế, bất cập của luật cũ như quy định bổ sung quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại Chương XI (từ Điều 113 – Điều 120). Luật BVMT 2014 có các quy định chi tiết về quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh, quy chuẩn kỹ thuật chất thải và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác; Ngoài ra còn có các quy định: nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường; yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật…
Ngày 17 tháng 11 năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường, theo đó Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 gồm 16 chương, 171 điều (giảm 04 chương, tăng 01 Điều so với luật Bảo vệ môi trường năm 2014), Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 . Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 ban hành một Mục riêng (Mục 4, chương IV) để quy định về Giấy phép môi trường (từ Điều 39 đến Điều 49). Theo đó, có 03 nhóm (nhóm I, II và III) quy định thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường; ngoài ra, quy định các vấn đề về: nội dung giấy phép môi trường; thẩm quyền cấp giấy phép; căn cứ và thời điểm cấp giấy phép; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường; quyền, nghĩa vụ của chủ dự án được cấp giấy phép môi trường; trách nhiệm của các cơ quan cấp giấy phép môi trường,… Đặc biệt, Luật cũng quy định kể từ ngày Giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực tại khoản 6, Điều 42 của Luật.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề không còn mới nhưng các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy các biện pháp bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn chỉnh, được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật. Vì một lý do nào đó, bị dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường.
Sức ép của các công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ hai là ngành sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư hơn 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đăng ký. Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.
Đối với các công ty đa quốc gia, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nặng, vấn đề về môi trường được xem trọng và quan tâm sâu sắc. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực xây dựng hệ thống quy định pháp luật về việc bảo vệ môi trường cũng như tham gia các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường và thay đổi khí hậu. Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó. Toyota, Honda Việt Nam, Yamaha, Suzuki, Panasonic là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake, Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001 đã tạo ra một trào lưu giúp nhân rộng mô hình. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện phần lớn từ các công ty nước ngoài, liên doanh với nước ngoài, sau đó mở rộng ra các tổ chức, doanh nghiệp lớn, nhỏ tại Việt Nam như: Công ty dệt Phong Phú Quận 9, Công ty Việt Tiến, Công ty Hải sản Bình An, Cần Thơ, Nhà máy sản xuất xi măng Hà Tiên 2, Cần Thơ… đã áp dụng hệ chuẩn ISO 14001 và có những kết quả khả quan trong sự cạnh tranh ở các thị trường quốc tế.
Các chuẩn trong hệ chuẩn ISO 14001 mà các doanh nghiệp lớn và nhỏ có thể áp dụng chủ yếu liên quan đến thiết lập hệ thống quản lý môi trường, thanh lý môi trường, nhãn hiệu thân thiện với môi trường trên sản phẩm ISO 14001, đánh giá hiệu suất về môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm. Mặc dù không bắt buộc phải tuân thủ bộ tiêu chuẩn này trong giao thương quốc tế, song một doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14.001 sẽ có lợi thế trong chiến lược cạnh tranh không chỉ tạo sự bền vững lâu dài mà còn là nhu cầu cấp thiết trong việc kinh doanh.
Khó khăn
Thiếu sự hỗ trợ về chính sách
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Khuôn khổ pháp lý là cần thiết, nhưng ý thức tự giác của các doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ môi trường cũng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp không nhận thức được vai trò của mình trong quá trình phát triển và điều đó đã làm hạn chế quá trình hợp tác trong việc bảo vệ môi trường.
Sự thiếu vắng hệ thống chính sách hợp lý hiệu quả về môi trường đã làm cho các nhà kinh doanh cảm thấy họ bị bất lợi nếu như họ tuân thủ chính sách bảo vệ môi trường. Họ lập luận không thể cạnh tranh về mặt tài chính với các công ty không tuân theo tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Khi tham gia đấu thầu họ thường bị thua bởi vì phải gánh chịu chi phí về bảo vệ môi trường. Vì vậy, tình trạng không chịu nộp phí bảo vệ môi trường xảy ra rất nhiều trong doanh nghiệp. Có nhiều trường hợp Chi cục đã cử cán bộ đến từng doanh nghiệp làm việc trực tiếp lãnh đạo nhưng các đơn vị này vẫn không thực hiện nộp phí.
Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào.
Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh nghiệp
Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng hệ thống QLMT là thiết lập, xác định và chỉ ra định hướng trong công tác bảo vệ môi trường trong quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất kinh doanh (thuật ngữ tiêu chuẩn là xác định Chính sách môi trường). Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém trong việc hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn. Điều này ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp. Việc định hướng phát triển chưa rõ ràng thì chính sách về môi trường của tổ chức còn mờ nhạt hơn nữa. Cách thiết lập chính sách bảo vệ môi trường tại một số công ty còn mang tính hình thức, nhiều cán bộ trong ban ISO trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu chính sách môi trường của tổ chức mình. Điều đó đã tạo ra các rào cản trong việc phát huy của mọi người ở tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường.
Thiếu kết nối trong việc kết hợp mục tiêu môi trường với mục tiêu phát triển chung
Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu đó là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001. Bằng việc đưa ra các mục tiêu môi trường liên quan tới yếu tố môi trường chủ chốt, tổ chức sẽ dần hoàn thiện các hoạt động của mình, giảm thiểu tác động tới môi trường và điều này thể hiện sự liên tục cải tiến về công tác môi trường của tổ chức. Tuy nhiên việc xác định mục tiêu một cách phù hợp và hiệu quả lại là vấn đề nhiều tổ chức còn vướng. Một số vấn đề trong việc thiết lập mục tiêu môi trường thường gặp phải như sau:
Mục tiêu không rõ ràng, chung chung không rõ mục đích, các xử lý về môi trường cũng mang tính chất đối phó
Mục tiêu môi trường quá cao, trong khi đó cách thức tác động nghiêm trọng đến môi trường thì tổ chức làm không quan tâm và không có hướng giải quyết.
Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung của tổ chức
Công tác đánh giá nội bộ về tác động đến môi trường chưa cao hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao.
Việc tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng xanh nhằm hướng đến phát triển bền vững đến từng cán bộ, và ban lãnh đạo chưa được chú trọng, mang tính chủ quan.
Một số đề xuất giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng ISO 14001: 2015
- Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thương mại nói riêng, tiến tới thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt áp dụng giải pháp công nghệ sạch.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng xanh nhằm hướng đến phát triển bền vững.
- Nghiên cứu thiết lập các công cụ kinh tế và cơ chế tài chính đột phá nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho bảo vệ môi trường. Vận dụng linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam như các loại thuế, phí, đặt cọc hoàn trả, quyền phát thải và mua bán phát thải theo hạn ngạch cho bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương tới địa phương, tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm về môi trường trong các doanh nghiệp, tăng vai trò giám sát và phối hợp của người dân và các cơ quan quản lý địa phương đối với doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.
- Rà soát, chỉnh sửa và bổ sung nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả và tính thực thi của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp kết nối với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Kết hợp với các tổ chức chứng nhận uy tín, như Viện Chất lượng ISSQ. Viện Chất lượng ISSQ là tổ chức được chỉ định trong chứng nhận ISO 14001 cho doanh nghiệp. Tạo đà nâng tầm doanh nghiệp và thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
Kết luận
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới mang lại cho doanh nghiệp Việt nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Đầu tư cho đổi mới công nghệ, sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả để tạo ưu thế cạnh tranh và góp phần bảo vệ môi trường là con đường phát triển tất yếu. Để thực hiện mục tiêu phát triển xanh, không nhất thiết doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị hiện đại để giảm thiểu khí thải, tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường.
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cũng đã thể hiện được những ưu điểm của mình trong việc thiết lập và đưa ra những nguyên tắc trong quản lý môi trường của một tổ chức như việc chấp hành tốt quy định bảo vệ môi trường, cải tiến quy trình sản xuất.
Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu đánh giá chứng nhận vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0981851111 | 02422661111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Ngày 11/3/2022
Tin liên quan
- Thông báo tuyển dụng Chuyên gia đánh giá
- Thông báo tuyển dụng Phụ trách nhân sự
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- Thông báo tuyển dụng Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- Viện Chất lượng ISSQ tổ chức họp khởi động dự án Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS Việt Nam)
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?