Tổng quan về tiêu chuẩn HACCP Codex ( CXC 1-1969) Rev 2020
Tiêu chuẩn HACCP CODEX (CXC 1-1969), Rev 2020 nghĩa là gì?
Hazard Analysis and Critical Control Points: Uỷ ban Codex Alimentarius đã ban hành hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Hệ thống HACCP đã được xây dựng dựa vào cơ sở khoa học. Từ đó, thiết lập hệ thống kiểm soát những mối nguy tập trung vào phòng ngừa thay vì dựa vào thử nghiệm các sản phẩm cuối cùng.
Về lịch sử hình thành của Tiêu chuẩn HACCP CODEX (CXC 1-1969), Rev 2020.
Vào năm 1960: NASA (Hoa Kỳ), hợp tác cùng với Pillsbury xây dựng biện pháp để nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho nhà du hành vũ trụ.
Vào năm 1971: HACCP đã được giới thiệu trong hội nghị thực phẩm Quốc gia ở tại Hoa Kỳ.
Vào năm 1983: WHO Europe đã khuyến khích để các nước trên thế giới sử dụng tiêu chuẩn này.
Vào năm 1993: Ủy ban Codex Alimentarius đã chính thức ban hành hướng dẫn áp dụng Tiêu chuẩn HACCP trong quy tắc CAC/GL 18-1993.
Vào năm 2003: Ủy ban Codex Alimentarius đã ban hành phiên bản mới trong CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003
Ngày 25 tháng 09 năm 2020: Ủy ban Codex Alimentarius thông qua những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm CXC 1-1969.
Một số đặc điểm mới của Tiêu chuẩn HACCP CODEX (CXC 1-1969), Rev 2020.
Về Cấu trúc của tiêu chuẩn:
Bao gồm 2 chương sau đây:
Chương 1: Thực hành vệ sinh tốt (GHPs)
Chương 2: Là hướng dẫn áp dụng HACCP.
Thuật ngữ và các định nghĩa mới của Tiêu chuẩn HACCP CODEX (CXC 1-1969), Rev 2020.
+ FBO (Food Bussiness Operator): Là nhà điều hành kinh doanh thực phẩm.
Định nghĩa: Tổ chức sẽ chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh ở bất kỳ bước nào trong chuỗi thực phẩm.
Ý nghĩa: Ngoài việc nhấn mạnh vào vai trò nhận biết và kiểm soát các mối nguy của FBO. Thì Tiêu chuẩn HACCP CODEX (CXC 1-1969), Rev 2020 còn là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền giám sát tính phù hợp của FBO.
+ GHPs (Good Hygiene Practices): Là thực hành vệ sinh tốt.
Định nghĩa: Những biện pháp và điều kiện cơ bản được áp dụng trong bất kỳ bước nào của chuỗi thực phẩm nhằm cung cấp thực phẩm an toàn và phù hợp.
Ý nghĩa: Trong phiên bản của CAC/RSP 1-1969 chúng ta đã thấy rằng, các doanh nghiệp đã đề cập đến SSOP. Về bản chất SSOP và GHP đều có mục tiêu là kiểm soát vệ sinh (nhà xưởng, máy móc thiết bị, con người…). Tại phiên bản mới này GHP dường như được ưu ái chỉ rõ hơn về vai trò của mình trong tiêu chuẩn.
+ Allergen cross-contact: Tiếp xúc chéo với các chất gây dị ứng
Định nghĩa: Sự kết hợp ngẫu nhiên của một loại thực phẩm hoặc thành phần gây dị ứng với một loại thực phẩm hoặc thành phần khác. Nó không nhằm mục đích chứa thực phẩm hoặc chất gây dị ứng đó.
Ý nghĩa: Giúp FBO đưa ra một biện pháp để loại bỏ các chất gây dị ứng (sữa, trứng, lúa mì, v.v.) trong sản phẩm. Hoặc ghi thông tin cảnh báo trên bao bì sản phẩm về các chất này.
Ngoài ra còn có một số khái niệm mới tương tự như ISO 22000: Giới hạn tới hạn, chương trình tiên quyết....
Nội dung mới:
+ Văn hóa An toàn thực phẩm
Để vận hành thành công hệ thống HACCP phiên bản 2020. Tổ chức cần phải đảm bảo rằng:
Cam kết của ban quản lý và tất cả nhân viên trong doanh nghiệp về sản xuất và xử lý thực phẩm an toàn.
Lãnh đạo phải đưa ra định hướng đúng đắn và thu hút tất cả nhân viên thực hành an toàn thực phẩm.
Nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm cho toàn thể nhân viên trong công ty.
Giao tiếp cởi mở và rõ rang, nhất quán giữa tất cả nhân viên trong tổ chức. Bao gồm thông tin về độ lệch và kỳ vọng.
Có đủ nguồn lực để đảm bảo các hoạt động hiệu quả của hệ thống vệ sinh thực phẩm.
Lot Identification and Traceability (Doanh nghiệp nhận dạng lô hàng và xác định nguồn gốc xuất xứ)
Xác định lô hàng hoặc các biện pháp khác là điều rất cần thiết giúp cho việc thu hồi sản phẩm dễ dàng hơn.
Mỗi bao bì chứa đựng thực phẩm cần phải được đánh dấu riêng biệt mục đích là để xác định người sản xuất và lô sản xuất.
Decision Tree (Nghĩa là Cây quyết định)
Tạm thời doanh nghiệp sẽ cần bỏ hướng dẫn sử dụng cây quyết định để xác định được CCP. Để xác định một CCP, thì cần xem xét những dưới đây:
Đánh giá xem liệu biện pháp kiểm soát có thể được sử dụng trong bước quy trình đang được phân tích hay không:
Nếu doanh nghiệp không thể sử dụng các biện pháp kiểm soát ở bước này, thì bước này sẽ không nên được gọi là CCP cho mối nguy hiểm đáng kể.
Nếu biện pháp kiểm soát có thể được sử dụng ở bước đang được phân tích, nhưng bên cạnh đó cũng có thể được sử dụng sau đó trong hoặc có một biện pháp kiểm soát khác đối với các mối nguy ở bước khác, bước đã phân tích không nên được coi là CCP.
Xác định thử xem biện pháp kiểm soát tại một bước có được sử dụng kết hợp với biện pháp kiểm soát tại một bước khác để kiểm soát mối nguy tương tự; nếu vậy, cả hai bước nên được coi là CCP.
Những thủ tục để doanh nghiệp chuyển đổi lên phiên bản HACCP Codex 2020 đó là?
Hiện nay doanh nghiệp, đang áp dụng tiêu chuẩn HACCP phiên bản CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003 cần chuyển đổi lên phiên bản mới:
Ba năm kể từ ngày phiên bản mới được công bố, tức là khoảng tháng 09 năm 2023 (thời gian thực tế có thể thay đổi do các vấn đề về dịch bệnh).
Trên đây là Một số điểm mới của tiêu chuẩn HACCP CODEX (CXC 1-1969), Rev 2020.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 21/12/2022
Tin liên quan
- Các nguyên tắc của Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp Tiêu chuẩn HACCP CODEX (CXC 1-1969)
- Công ty CP Trải nghiệm Chuyển đổi số áp dụng ISO 9001:2015; ISO 45001:2018; ISO/IEC 27001:2022; ISO 14001:2015 và 5S
- Viện ISSQ chứng nhận QCVN 16:2019/BXD đối với Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Châu Thành
- Tại sao doanh nghiệp cần chứng nhận ISO 27001:2022?
- Công ty Cổ phần Kiến trúc – Xây dựng và Thương mại Hương Giang chứng nhận TCVN 9366-1:2012 tại Viện ISSQ
- Chi nhánh Công ty Cổ phần ANPACK tại Hưng Yên – Nhà máy sản xuất bao bì ANPACK chứng nhận QCVN 12-1:2011/BYT và QCVN 12-3:2011/BYT
- Những điểm chính của phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 29001
- Công ty TNHH Ngọc Liên Vĩnh Phúc chứng nhận ISO 9001:2015; ISO 14001:2015; ISO 45001:2018; TCVN 7490:2005; TCVN 8575:2010; TCVN 7753:2007 tại Viện ISSQ
- Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Nội thất Bảo Lâm chứng nhận TCVN 8575:2010 tại Viện ISSQ
- Thang máng cáp cần chứng nhận Quy chuẩn QCVN16:2023/BXD
- Đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015 và QCVN 16:2023/BXD đối với Công ty TNHH Sản xuất Vật liệu Xây dựng Minh Cường
- Công ty TNHH In ấn và Quảng cáo Thương mại Tân Đô áp dụng ISO 14001:2015
- Quy định kỹ thuật về chứng nhận QCVN 14:2018/BKHCN
- Công ty Cổ phần Công nghiệp Ô tô – Vinacomin chứng nhận ISO 14001, ISO 45001 và 5S tại Viện ISSQ
- Công ty CP Fintwin Corporation áp dụng ISO 27001:2022
- Tổng quát về chứng nhận ISO 20000 trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Viện ISSQ chứng nhận ISO 9001:2015 đối với Công ty TNHH Công nghệ Khuôn mẫu TVHE
- Công ty Cổ phần MT Thiên Tân chứng nhận ISO 9001, TCVN 9340, TCVN 9113 tại Viện ISSQ
- Lợi ích áp dụng chứng nhận ISO 22301:2019 Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục.
- Công ty Cổ Phần Gemmy Wood áp dụng ISO 9001:2015