TCVN 11041 - Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hưu cơ bền vững
Xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ đồng thời phát triển nông nghiệp hữu cơ dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia trong chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền. Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo. Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Sản xuất lúa trên nền đất nuôi tôm - Ảnh: Trần Út
Với mục tiêu GDP nông lâm thủy sản tăng trưởng bình quân từ 2,5 - 3%/năm, năng suất lao động nông lâm thủy sản tăng bình quân từ 5,5 - 6%/năm. Mở rộng và phát triển thị trường trong khu vực Đông Nam Á, nhất là thị trường xuất khẩu tại các nước phát triển. Giá trị xuất khẩu nông làm thủy sản tăng bình quân từ 5 - 6%/năm. Thu nhập của người nông thôn tăng 2,5 - 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Rừng che phủ duy trì ổn định ở mức 42%, và đạt quản lý rừng bền vững trên 1 triệu ha. Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia lên 3%-5%. Việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ TCVN 12134:2017, TCVN 11041-1:2017; TCVN 11041-2:2017; TCVN 11041-3:2017; TCVN 11041-4:2018; TCVN 11041-5: 2018; TCVN 11041-6: 2018; TCVN 11041-7: 2018; TCVN 11041-8: 2018 đối với người dân nông thôn là một trong những điều tiên quyết về yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong trồng trọt hữu cơ; chăn nuôi hữu cơ; gạo hữu cơ; chè hữu cơ; sữa hữu cơ; tôm hữu cơ...
Tập trung xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn thông qua các khoản hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, đảm bảo an toàn dịch bệnh, thống nhất áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của TCVN trong chế biến sản xuất bền vững hoặc theo từng yêu cầu cụ thể thị trường; ứng dụng công nghệ số cho vùng trồng, vùng nuôi, hình thành các “hội đồng ngành hàng” cơ sở doanh nghiệp kinh doanh, chế biến sản xuất để thống nhất quản lý và phát triển, đảm bảo cung cầu; làm chủ các nguyên liệu xây dựng thương hiệu hoặc nhóm thương hiệu quốc gia.
Tin liên quan
- Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
- Viện Chất lượng ISSQ thông báo tuyển dụng
- Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
- Cải cách hành chính hiệu quả với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
- Bộ Quốc phòng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015
- SA 8000 và ISO 26000 : Tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu
- Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược trong chuyển đổi số
- Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng
- ISO 29001 – công cụ đắc lực quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp dầu mỏ
- Vì sao Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001- Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn ISO 22301 giúp duy trì hệ thống quản lý kinh doanh liên tục và phát triển
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu