Viettel dẫn đầu trong chuyển đổi số quốc gia
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã quyết liệt thực hiện các giải pháp để đưa tập đoàn từ một nhà cung cấp viễn thông trở thành một tập đoàn công nghệ, công nghiệp hàng đầu của đất nước.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập từ năm 1989. Viettel Telecom đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam bao gồm các dịch vụ: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số.
Hiện nay, Viettel là thương hiệu gắn liền với những nỗ lực đi đầu trong chiến lược chuyển đối số, kiến tạo xã hội số, cũng như đặt những nền móng cho nền công nghiệp công nghệ cao của đất nước.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Trong giai đoạn 2018-2020, nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam tìm hướng đi bứt phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đầu năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện mang đến "cú sốc" cho toàn cầu. Nhận định chuyển đổi số trở thành yếu tố sống còn tại Việt Nam, Viettel đã nhanh chóng chuyển đổi số để bắt kịp thời đại.
Kết quả nổi bật nhất trong hành trình chuyển đổi số của Viettel phải kể đến hàng loạt sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực như chính phủ điện tử, đô thị thông minh, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, nông nghiệp, thanh toán điện tử... Viettel được tham gia và giữ vai trò quan trọng trong hàng loạt các dự án lớn về Chính phủ điện tử, đô thị thông minh…Có thể kể tên như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Hệ thống Hải quan một cửa quốc gia; Hệ thống giám định và thanh toán Bảo hiểm y tế; Hệ thống Quản lý hộ tịch, quốc tịch; Hệ thống tiêm chủng quốc gia; Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng dược quốc gia; Hệ thống thông tin giáo dục, thi THPT quốc gia…
Trong nền kinh tế số, chuyển đổi số, hạ tầng viễn thông được xem là quan trọng bậc nhất. Hiện Viettel cơ bản đã làm chủ được quá trình nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hạ tầng viễn thông, qua đó giúp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho mạng lưới của Viettel và của quốc gia. Đặc biệt, Viettel đã làm chủ các công nghệ có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn, xây dựng Tập đoàn thành tổ chức ra quyết định dựa trên dữ liệu. Đến nay, Viettel là đơn vị tiên phong và dẫn đầu về phát triển vùng phủ, chất lượng 5G. Các sản phẩm/dịch vụ đã được sử dụng rộng rãi tại nội bộ Viettel, cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, bộ ban ngành, UBND các tỉnh, công an tỉnh, Sở thông tin và Truyền thông các tỉnh, Bộ Quốc phòng...
Viettel được công nhận là thương hiệu hàng đầu của quốc gia. Hiện Viettel đang là thương hiệu Việt Nam duy nhất nằm trong danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới với định giá 6,016 tỷ USD, đứng thứ 325 thế giới. Theo báo cáo đánh giá độc lập của Clarivate- công ty dẫn đầu mảng cung cấp thông tin về uy tín chất lượng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, Viettel là doanh nghiệp Việt Nam có sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo năm 2021 khu vực Nam Á và Đông Nam Á…Còn theo danh sách của Cơ quan Quản lý sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Viettel là doanh nghiệp công nghiệp- công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhiều nhất. Tính đến hết tháng 9/2021, Viettel đã có 44 bằng độc quyền sáng chế được cấp tại Việt Nam và 7 bằng sáng chế được cấp tại Hoa Kỳ.
Hiện Viettel đã làm chủ công nghệ 5G và đi đầu trong triển khai 4G, 5G. Là một trong 6 nhà mạng nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, ngoài Viettel chỉ có 5 công ty lớn trên thế giới đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G gồm Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE. Theo Lãnh đạo Tập đoàn Viettel, đích đến của Viettel không phải hạ tầng viễn thông. Đích đến của Viettel là một hạ tầng lớn hơn- phục vụ cả dân sinh, phục vụ cả đất nước. Đến thời điểm hiện tại, Viettel đã phủ sóng tới 100% các xã và 95% dân số cả nước. Trên cơ sở mạng lưới viễn thông mạnh, Viettel tập trung xây dựng hệ sinh thái nền tảng công nghệ Việt đa dạng, phục vụ nhiều lĩnh vực như tài chính, y tế, giáo dục, xây dựng đô thị thông minh…
Trong giai đoạn tới, nhằm tiếp tục cung cấp dịch vụ số cho xã hội, Viettel sẽ triển khai rộng khắp toàn quốc dịch vụ Mobile money, tập trung vào các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; thiết lập mạng lưới Logistics quốc gia, hướng đến giá trị bền vững cho xã hội… Ở lĩnh vực y tế, Viettel tập trung chuyển đổi số cho công tác quản lý cơ sở y tế, cải cách hành chính nhà nước của ngành y tế và mở rộng triển khai các dự án hành chính công; hướng tới mỗi người dân có 1 trợ lý sức khỏe thông minh…
Triển khai hệ sinh thái chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong đó ưu tiên hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm cho các cấp học; các mô hình giáo dục thông minh và các nền tảng chuyển đổi số phục vụ giáo dục đào tạo (như nền tảng dạy và học trực tuyến, Viettel edu-platform). Xây dựng thành phố thông minh, chính phủ điện tử, Viettel tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và các Bộ ngành triển khai thành công chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030; Tiên phong triển khai các nền tảng quốc gia về chính phủ điện tử: Ứng dụng dùng chung cho người dân; Triển khai các công nghệ số và các dòng dịch vụ số...
Nguồn VietQ.vn
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0981851111 | 02422661111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn
Ngày đăng: 18/2/2022
Tin liên quan
- Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
- Viện Chất lượng ISSQ thông báo tuyển dụng
- Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
- Cải cách hành chính hiệu quả với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
- Bộ Quốc phòng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015
- SA 8000 và ISO 26000 : Tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu
- Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược trong chuyển đổi số
- Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng
- ISO 29001 – công cụ đắc lực quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp dầu mỏ
- Vì sao Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001- Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn ISO 22301 giúp duy trì hệ thống quản lý kinh doanh liên tục và phát triển
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu