Nghị định mới quy định về nhãn hàng hóa
Ngày 09 tháng 12 năm 2021 Chính phủ ban hành Nghị định Số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về nhãn hàng hóa.
Trong hoạt động sản xuất hàng hóa hiện nay, nhiều Doanh nghiệp còn thực trạng thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm xuất xứ hàng hóa nhằm trục lợi, trốn thuế đã gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng. Những sai lệch trong xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu còn là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ giảm uy tín doanh nghiệp, ngành hàng và giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Nghị định Số 111/2021/NĐ-CP
Trong Nghị định Số 111/2021/NĐ-CP, Chính phủ tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 43 về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa…Việc sửa đổi, bổ sung trong Nghị định mới đã giúp tăng quyền lợi cũng như nâng cao trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp. Quy định mới về nhãn hàng hóa đã đảm bảo tính minh bạch cũng như sự linh hoạt, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự trung thực và tính chính xác của hàng hóa.
Nghị định Số 111/2021/NĐ-CP quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân liên quan.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 111 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43 về nhãn hàng hóa. Theo đó, Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 xuất xứ hàng hóa.
Cụ thể, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Xử phạt hành chính về ghi nhãn hàng hóa
Theo Điều 25, Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cụ thể quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa;
- Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng không ghi nhãn hàng hóa;
- Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng và đơn vị đo;
- Hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm hoặc buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự giác tìm hiểu các quy định về nhãn hàng hóa, đồng thời xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Việc ghi nhãn trên các loại sản phẩm hàng hóa không chỉ giúp cho doanh nghiệp có cách quản lý tốt hơn mà còn giúp khách hàng nhận định mọi thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp tốt hơn. Thêm vào đó, khách hàng có thể tin dùng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ an toàn mà không sợ hàng nhái hàng kém chất lượng. Ngoài ra, việc ghi nhãn giúp doanh nghiệp gia tăng nhận diện sản phẩm và kích thích người tiêu dùng sử dụng lại những sản phẩm của mình, từ đó nâng cao lợi ích cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0981851111 | 02422661111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn
Ngày đăng: 15/2/2022
Tin liên quan
- Thông báo tuyển dụng Chuyên gia đánh giá
- Thông báo tuyển dụng Phụ trách nhân sự
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- Thông báo tuyển dụng Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- Viện Chất lượng ISSQ tổ chức họp khởi động dự án Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS Việt Nam)
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?