Việc truy nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa là cần thiết

Hoạt động truy xuất nguồn gốc những năm gần đây được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam và ngày càng có xu hướng trở thành các yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu vào các nước.

                   

Đại dịch khiến các chuỗi cung ứng đứt gãy, doanh nghiệp gánh chịu những tổn thất nặng nề. Việc áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất, kinh doanh trở thành “bệ đỡ” quan trọng giúp doanh nghiệp sớm lấy lại cân bằng và tạo tiền đề phát triển.  Song bên cạnh đó, việc truy nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cũng là một trong những nhu cầu cấp bách mà doanh nghiệp Việt Nam cần hành động để chứng minh sản phẩm của chúng ta xuất khẩu ra nước ngoài có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc mà các nước nhập khẩu đặt ra.

Hiện nay, đang có khoảng 23 tiêu chuẩn liên quan đến truy xuất nguồn gốc, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang nỗ lực xây dựng Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng khoảng 30 tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến truy xuất nguồn gốc để phục vụ cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam.

Ngày 19 tháng 01 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Quyết định 100/QĐ-TTg về Đề án thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc. Một trong những điểm chính của Đề án là phải tạo được hạ tầng về mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc, cách thức truy xuất nguồn gốc mang cấp quốc gia, giúp cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam đạt được sự thống nhất theo các tiêu chuẩn của quốc gia, đạt chuẩn mực quốc tế, từ đó dễ dàng được thừa nhận ở trong nước cũng như được chấp nhận trên thế giới.

Ngoài ra, Nghị định số 13/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã bổ sung thêm quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực, phát triển kinh tế - xã hội của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; quản lý tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý tổ chức triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức triển khai thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương. Đồng thời, căn cứ vào nhu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline:   0981851111 | 02422661111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn

Ngày đăng: 10/2/2022

Tin liên quan