ISO 21001 Hệ thống Quản lý Tổ chức Giáo dục
Chúng ta đã nghe nói đến lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường chất lượng nhưng rất nhiều người chỉ nghĩ nó chỉ có thể áp dụng đối với các loại sản phẩm, hàng hóa mà không biết rằng các quá trình, dịch vụ cũng cần được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, trong đó có hoạt động giáo dục.
ISO 21001
Thực tế, ngành giáo dục đã có từ rất lâu, tuy nhiên trong tiêu chuẩn, ngành giáo dục cũng được xem là đối tượng mới mà các tổ chức, quốc gia hướng tới. Nếu các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001… đã xuất hiện từ những năm 90, thì ISO 21001 lại xuất hiện lần đầu từ năm 2011 và phiên bản mới nhất hiện nay là năm 2018.
Trước đây, có rất ít tiêu chuẩn có thể phù hợp với đặc thù của ngành giáo dục, hầu hết các tổ chức giáo dục muốn chứng nhận sẽ lựa chọn xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 – một tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới và có thể áp dụng cho mọi tổ chức, mọi đối tượng.
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã cho ra đời tiêu chuẩn dành riêng cho các tổ chức giáo dục, đó là Tiêu Chuẩn ISO 21001:2018 - Tiêu chuẩn về Tổ chức giáo dục - Hệ thống quản lý cho tổ chức giáo dục - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
Mục đích
ISO 21001:2018 là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý độc lập, dựa trên ISO 9001 và phù hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác thông qua việc áp dụng cấu trúc vòng tròn PDCA và tư duy dựa trên rủi ro. Tiêu chuẩn này tập trung vào sự tương tác cụ thể giữa một tổ chức giáo dục, người học, khách hàng và các bên quan tâm có liên quan khác.
Đối tượng
ISO 21001: 2018 thiết lập các quy trình và đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý cho các tổ chức giáo dục khi tổ chức đó:
- Cần chứng minh khả năng của mình để hỗ trợ việc đạt được và phát triển năng lực thông qua giảng dạy, học tập hoặc nghiên cứu;
- Nhằm nâng cao sự hài lòng của người học, những người thụ hưởng khác và nhân viên thông các quá trình cải tiến hệ thống và đảm bảo sự phù hợp.
- Nhằm áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào sử dụng chương trình giảng dạy để hỗ trợ phát triển năng lực thông qua giảng dạy, học tập hoặc nghiên cứu, bất kể loại hình, quy mô hoặc phương pháp cung cấp.
- Áp dụng cho các tổ chức giáo dục trong các tổ chức lớn hơn có hoạt động kinh doanh cốt lõi không phải là giáo dục, chẳng hạn như các phòng đào tạo chuyên nghiệp.
- Không áp dụng cho các tổ chức chỉ sản xuất hoặc chế tạo các sản phẩm giáo dục.
Lợi ích
ISO 21001 đem lại các lợi ích tiềm năng đối với các tổ chức đã và đang triển khai hệ thống quản lý cho các tổ chức giáo dục, cụ thể:
- Tạo sự liên kết tốt hơn giữa các mục tiêu và hoạt động với chính sách (bao gồm sứ mệnh và tầm nhìn);
- Nâng cao trách nhiệm xã hội bằng cách cung cấp dịch vụ giáo dục có chất lượng cho tất cả mọi người;
- Đáp ứng hiệu quả trong học tập, nghiên cứu cho tất cả người học và đặc biệt cho những người học có nhu cầu giáo dục đặc biệt, người học từ xa và cơ hội học tập suốt đời;
- Tăng độ tin cậy của tổ chức, tạo niềm tin hơn đối với người học và các bên quan tâm;
- Các quá trình và công cụ đánh giá nhất quán để chứng tỏ và làm tăng lực và hiệu quả;
- Văn hóa cải tiến tổ chức;
- Hài hóa tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc giá, tiêu chuẩn mở, tiêu chuẩn độc quyền và các tiêu chuẩn khác trong khuôn khổ quốc tế;
- Mở rộng sự tham gia của các bên quan tâm;
- Khích lệ sự xuất sắc và đổi mới
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0981851111 | 02422661111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn
Ngày đăng: 7/1/2022
Tin liên quan
- Các chỉ tiêu hóa lý bắt buộc và các mức giới hạn của dầu nhờn động cơ đốt trong
- Quy định quản lý dầu nhờn động cơ đốt trong theo QCVN 14:2018/BKHCN
- Hai tiêu chuẩn mới trong phòng cháy chữa cháy
- Đánh giá, xử lý rủi ro trong bảo mật an toàn thông tin mạng với tiêu chuẩn ISO/IEC 27002
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6019:2010 (ASTM D 2270-04) chỉ số độ nhớt từ độ nhớt động học TẠI 40 °C VÀ 100 °C
- Giá trị cơ bản độ nhớt động học tại 40 °C và 100 °C theo TCVN 3171 (ASTM D 445) hoặc ISO 3104
- Đánh giá sự phù hợp đối với dầu nhờn động cơ đốt trong áp dụng chứng nhận hợp quy theo phương thức 7
- Đánh giá sự phù hợp đối với dầu nhờn động cơ đốt trong áp dụng chứng nhận hợp quy theo phương thức 5
- TCVN 11041 - Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hưu cơ bền vững
- Chứng nhận IATF16949 Hệ thống quản lý chất lượng công nghiệp ô tô
- Chứng nhận ISO 21001 Hệ thống quản lý tổ chức giáo dục sự cần thiết và hiệu quả áp dụng
- Chứng nhận ISO 22000 sự cần thiết và hiệu quả dành cho doanh nghiệp
- Chứng nhận ISO 45001 sự cần thiết và hiệu quả dành cho doanh nghiệp
- Sự cần thiết của ISO 14001 Hệ thống quản lý môi trường
- Sự cần thiết của ISO 9001 đối với doanh nghiệp
- QCVN 16:2019/BXD Quy đinh về quản lý
- QCVN 16:2019/BXD Những Quy định chung đối với vật liệu xây dựng
- Các yêu cầu chung đối với sản xuất sản phẩm hữu cơ trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017
- Hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001:2015 và ISO 21000:2018 trong phát triển hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng đối với các trường học giáo dục hiện nay
- Viện ISSQ chứng nhận ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015 cho Công ty TNHH Sông Hồng Việt