Những câu hỏi thường gặp về QCVN14

1. QCVN 14 là gì? Đối tượng áp dụng?

QCVN 14:2018/BKHCN là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dầu nhờn động cơ đốt trong được ban hành theo Thông tư số 06/TT-BKHCN vào ngày 15/05/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

QCVN 14:2018/BKHCN quy định mức giới hạn đối với các chỉ tiêu kỹ thuật và các yêu cầu về quản lý chất lượng đối với dầu nhờn dùng cho động cơ đốt trong. Ngoài ra, QCVN 14:2018/BKHCN không dùng cho dầu nhờn động cơ đốt trong dùng trong mục đích an ninh, quốc phòng.

QCVN 14:2018/BKHCN áp dụng cho:

- Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, nhập khẩu, pha chế, phân phối và bán lẻ dầu nhờn động cơ đốt trong tại Việt Nam.

- Các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước và cá nhân khác có liên quan.

2. Tại sao phải chứng nhận hợp quy Dầu nhờn?

Dầu nhờn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tuổi thọ của động cơ đốt trong. Mặc dù dầu nhờn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí bảo trì, bảo dưỡng xe nhưng đa số các trường hợp hư hỏng động cơ xe bắt nguồn từ việc sử dụng dầu nhờn kém chất lượng.

Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện nhiều thương hiệu dầu nhờn động cơ đốt trong kém chất lượng, có pha tạp chất hoặc pha loãng. Chính vì thế, nhiều tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dầu nhờn đã lựa chọn việc tiến hành làm chứng nhận hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong để đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao uy tín, gây dựng niềm tin cho khách hàng.

Đạt được chứng nhận hợp quy đầu nhờn phù hợp QCVN 14:2018/BKHCN đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tuân theo các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

4. Lợi ích khi chứng nhận QCVN 14 là gì?

- Sản phẩm dầu nhờn được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, giảm các rủi ro và chi phí liên quan nhờ áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Tạo được sự tín nhiệm của khách hàng và uy tín cho sản phẩm
- Gia tăng lợi thế cạnh tranh, từ đó giúp mở rộng thị thần của mình trên thị trường
- Giảm thiểu chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
- Phân phối sản phẩm dễ dàng hơn, doanh nghiệp dễ dàng tìm được đầu ra
- Các thủ tục cấp giấy phép trao đổi vận chuyển trong và ngoài nước nhanh gọn hơn.

5. Quy trình chứng nhận QCVN 14 tại Viện ISSQ diễn ra như thế nào?

- B1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận QCVN 14:2018/BKHCN và cung cấp các thông tin liên quan tới sản phẩm dầu nhờn cần chứng nhận.
- B2: Lựa chọn phương thức và tiến hành đánh giá chứng nhận phù hợp:

+ Doanh nghiệp sản xuất trong nước đánh giá theo phương thức 5: Đánh giá điều kiện sản xuất và lấy mẫu sản phẩm tại nơi sản xuất hoặc ở trên thị trường để thử nghiệm.

+ Doanh nghiệp nhập khẩu đánh giá theo phương thức 7: Đánh giá hồ sơ lô hàng và lấy mẫu thực tế từ lô hàng để thử nghiệm.

- B3: Thử nghiệm sản phẩm

- B4: Hoàn thiện hồ sơ đánh giá và tiến hành thẩm định

- B5: Cấp giấy chứng nhận và giám sát định kỳ

3. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận QCVN14 trong bao lâu?

Hiệu lực của chứng nhận QCVN 14:2018/BKHCN là 3 năm kể từ ngày cấp (Đối với trường hợp đánh giá theo phương thức 5). Tuy nhiên, đến năm thứ 2 và năm thứ 3, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong vẫn phù hợp với chứng nhận QCVN14:2018/BKHCN.

6. Tại sao nên chứng nhận hợp quy dầu nhờn tại Viện Chất lượng ISSQ

 - Viện Chất lượng ISSQ luôn hỗ trợ khách hàng một cách chu đáo, tận tâm, đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và nắm rõ các văn bản pháp luật để hỗ trợ các vướng mắc tốt nhất cho đơn vị.
- Việc chứng nhận có Phòng thử nghiệm Dầu nhờn được chỉ định nhằm ứng nhu cầu chứng nhận và công bố hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa trong quá trình vận chuyển mẫu thử nghiệm.

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 18/02/2023

Tin liên quan