Thái Nguyên: 19/19 cơ sở kinh doanh giống cây trồng không chứng minh nguồn gốc
(VietQ.vn) - Trong số 19 cơ sở kinh doanh giống cây trồng được kiểm tra thì cả 19 cơ sở không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa; hoặc có nhưng thiếu và không liên tục.
Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Thái Nguyên, hiện trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện tình trạng quá nhiều cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp (VTNN) mắc sai phạm.
Cụ thể, trong số 19 cơ sở kinh doanh giống cây trồng được kiểm tra thì cả 19 cơ sở không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, hoặc có nhưng thiếu và không liên tục; không có giấy phép kinh doanh và bán lưu động theo chợ phiên mà cũng không có cửa hàng. Đối với nội dung kiểm tra thực hiện kiểm dịch thực vật thì có 6/8 cơ sở không xuất trình được giấy kiểm dịch.
Cá biệt, cả 6/6 cơ sở kinh doanh phân bón hữu cơ không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, không có giấy phép kinh doanh.
Lĩnh vực thuốc BVTV có số cơ sở vi phạm thấp nhất với 7/27 cơ sở được kiểm tra vi phạm. Các nội dung vi phạm là buôn bán thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán; buôn bán thuốc đã hết hạn sử dụng và buôn lẫn với thức ăn công nghiệp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Dân trí
Ở một diễn biến khác có liên quan, UNBD tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành văn bản chỉ đạo một số nhiệm vụ cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) trên địa bàn.
Thời gian vừa qua, tình trạng sản xuất, kinh doanh VTNN không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc còn diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, gây ô nhiễm môi trường và gây bức xúc trong xã hội.
Theo đó, bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã ký công văn số 2819 yêu cầu các Sở NN-PTNT, Công thương, Tài chính và Thông tin - Truyền thông, BCĐ 389, Công an tỉnh, Đài PT-TH, Báo Bắc Kạn và UBND các huyện, TP đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý VTNN; tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát và quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng này.
UBND các huyện, TP phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng VTNN trên địa bàn, xác định việc quản lý chất lượng VTNN là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cần tập trung chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt.
(Theo: VietQ.vn) Phong Lâm (T/h)
Tin liên quan
- Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
- Viện Chất lượng ISSQ thông báo tuyển dụng
- Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
- Cải cách hành chính hiệu quả với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
- Bộ Quốc phòng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015
- SA 8000 và ISO 26000 : Tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu
- Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược trong chuyển đổi số
- Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng
- ISO 29001 – công cụ đắc lực quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp dầu mỏ
- Vì sao Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001- Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn ISO 22301 giúp duy trì hệ thống quản lý kinh doanh liên tục và phát triển
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu