Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001

Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin (Information Security Management System - ISMS) được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization - ISO). Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn được phát hành vào năm 2005, dựa trên tiêu chuẩn BS 7799-2. ISO/IEC 27001 tập trung vào việc thiết kế, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) để quản lý, kiểm soát và bảo vệ thông tin của một tổ chức. Cụ thể bao gồm thông tin của khách hàng, thông tin nhân viên, dữ liệu tài chính và các thông tin nhạy cảm khác, tránh khỏi các nguy cơ như truy cập, sửa đổi trái phép, mất mát, hoặc phá hoại.

Nội dung chính của ISO 27001 
1. Phạm vi áp dụng
2. Các tài liệu viện dẫn 
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Bối cảnh của tổ chức
Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan
Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thông tin
Hệ thống quản lý an toàn thông tin
5. Sự lãnh đạo
Sự lãnh đạo và cam kết
Chính sách
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức
6. Hoạch định:
Hành động để xác định các rủi ro và các cơ hội tích cực
Đánh giá rủi ro an toàn thông tin
Xử lý rủi ro an toàn thông tin
Các mục tiêu an toàn thông tin và hoạch định để thực hiện mục tiêu.
7.  Hỗ trợ
Nguồn lực
Năng lực
Nhận thức
Trao đổi thông tin 
Thông tin dạng văn bản 
Tạo lập và cập nhật
Kiểm soát thông tin dạng văn bản
8.  Vận hành
Hoạch định và kiểm soát vận hành.
Đánh giá rủi ro an toàn thông tin
Xử lý rủi ro an toàn thông tin
9. Đánh giá hiệu năng
Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá
Đánh giá nội bộ
Soát xét của lãnh đạo
10. Cải tiến
Sự không phù hợp và hành động khắc phục
Cải tiến liên tục
Việc áp dụng hệ thống Quản lý An toàn thông tin xuất phát từ nhu cầu tự nguyện và thực tế yêu cầu của tổ chức và khách hàng. Tuy nhiên hiện nay, bảo mật thông tin đã trở thành nguyên tắc quan trọng trong quá trình hợp tác và phát triển. Đối tượng áp dụng ISO 27001 không phân biệt phạm vi, quy mô của tổ chức như:
Các công ty, cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể áp dụng ISO 27001 để duy trì một hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS).
Công ty dịch vụ công nghệ thông tin (IT) bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, dịch vụ bảo mật mạng, và dịch vụ quản lý hệ thống, các công ty công nghệ như công ty phát triển phần mềm, nhà sản xuất thiết bị điện tử để bảo vệ thông tin sáng tạo, dữ liệu sản phẩm và các thông tin quan trọng khác.
Tổ chức tài chính: ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức quỹ tín dụng,… mong muốn bảo mật thông tin của khách hàng và dữ liệu tài chính quan trọng.
Tổ chức y tế bệnh viện, phòng khám, và các tổ chức y tế khác có thể áp dụng tiêu chuẩn để  bảo vệ thông tin về bệnh nhân và dữ liệu y tế nhạy cảm.
Những lợi ích và mục tiêu mà các tổ chức áp dụng Tiêu chuẩn ISO 27001 hướng đến đạt được:
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của ISMS là bảo vệ thông tin quan trọng của tổ chức khỏi các nguy cơ như truy cập trái phép hoặc phá hoại, rò rỉ thông tin. 
Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá và triển khai các biện pháp bảo mật phù hợp, bao gồm kiểm soát truy cập, mã hóa dữ liệu, sao lưu và khôi phục dữ liệu giảm thiểu các rủi ro liên quan đến an ninh thông tin, loại bỏ các nguy cơ gây tổn thất tài chính và uy tín cho tổ chức.
ISO 27001 giúp tổ chức tuân thủ các yêu cầu pháp luật và quy định liên quan đến bảo mật thông tin, giảm thiểu rủi ro pháp lý tiềm ẩn. Ngoài ra còn có ưu thế hơn trong các dự án, đấu thầu
Tăng cường hiệu quả hoạt động, sự hài lòng của khách hàng, tạo lợi ích kinh tế và xã hội bằng cách tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm chi phí.
Viện ISSQ là tổ chức thực hiện dịch vụ khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện đã được chỉ định chứng nhận nhiều hệ thống quản lý các sản phẩm hợp chuẩn hợp quy như ISO 22301, ISO 20000, HACCP, ISO 22000…;
Quy trình chứng nhận ISO 27001 - Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin tại Viện Chất lượng ISSQ gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận (nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích và cần thiết cho bạn đọc. 

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 17/05/2024

Tin liên quan