Những nguyên tắc cơ bản của Tiêu chuẩn HACCP
An toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật, Tuy nhiên hiện nay vấn đề mất vệ sinh an toàn đang vô cùng phức tạp gây hại cho sức khỏe người dùng và uy tín doanh nghiệp. Để góp phần kiểm soát tình trạng này, Ngày 25 tháng 09 năm 2020: Ủy ban Codex Alimentarius thông qua những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm, HACCP CODEX (CXC 1-1969), Rev 2020 là phiên bản CODEX mới nhất được áp dụng trên toàn thế giới.
Tiêu chuẩn HACCP là cụm từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points giúp doanh nghiệp, tổ chức kiểm soát giới hạn các mối nguy hình thành trong quá trình sản xuất chế biến và phân phố thực phẩm.
Tiêu chuẩn dựa trên các nguyên tắc chung:
• Sự phù hợp và an toàn thực phẩm cần được kiểm soát bằng cách sử dụng các phương pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở khoa học, phải đảm bảo rằng thực phẩm được sản xuất và xử lí trong môi trường giảm thiểu sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm.
• Các chương trình tiên quyết được áp dụng đúng cách.
• Mỗi nhà điều hành kinh doanh thực phẩm phải nhận thức được các mối nguy liên quan đến nguyên liệu thô và các thành phần khác, quá trình sản xuất hoặc chuẩn bị, và môi trường mà thực phẩm được sản xuất hoặc xử lí, phù hợp với việc kinh doanh thực phẩm.
• Có thể áp dụng đồng thời các biện pháp thực hành vệ sinh tốt và các biện pháp kiểm soát (được xác nhận 1 cách khoa học) có thể ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm
• Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát phải được giám sát, các hành động khắc phục, xác minh và tài liệu phải phù hợp với bản chất của sản phẩm thực phẩm và quy mô của cơ sở kinh doanh thực phẩm.
• Hệ thống vệ sinh thực phẩm cần được xem xét để xác định có cần sửa đổi cải tiến hay không. Việc này cần được thực hiện định kì và bất cứ khi nào có sự thay đổi đáng kể có thể tác động đến các mối nguy tiềm ẩn hoặc các biện pháp kiểm soát (ví dụ: quy trình mới, thành phần mới, sản phẩm mới, thiết bị mới, kiến thức khoa học mới) liên quan đến kinh doanh thực phẩm.
• Việc trao đổi thông tin thích hợp về thực phẩm và quá trình thực phẩm cần được duy trì giữa tất cả các bên liên quan để đảm bảo tính phù hợp và an toàn trong toàn bộ chuỗi thực phẩm.
Ngoài các nguyên tắc chung trên, trong quá trình xây dựng Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp Tiêu chuẩn HACCP cũng cần đảm bảo 7 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP), các bước trong quá trình sản xuất thực phẩm mà kiểm soát có thể được thực hiện để ngăn chặn hoặc giảm thiểu nguy cơ.
Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn, đặt ra các tiêu chuẩn an toàn
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát việc kiểm soát các điểm kiểm soát tới hạn, nhằm duy trì sự ổn định
Nguyên tắc 5: Thiết lập các hành động khắc phục cần thực hiện khi việc giám sát cho thấy có sự sai lệch so với các giới hạn đã thiết lập
Nguyên tắc 6: Thẩm định kế hoạch HACCP và sau đó thiết lập các quy trình thẩm tra để xác nhận rằng hệ thống HACCP đang hoạt động đúng dự kiến.
Nguyên tắc 7: Xây dựng hệ thống ghi chép và tài liệu: Duy trì hồ sơ về tất cả các phần của hệ thống HACCP bao gồm cả việc xác định nguy cơ, thiết lập CCP, các biện pháp kiểm soát và các biện pháp khắc phục.
Những lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng Tiêu chuẩn HACCP:
Đảm bảo an toàn thực phẩm và kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn, giảm thiểu rủi ro về việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm không an toàn.
HACCP tập trung vào phân tích và kiểm soát rủi ro từ quá trình sản xuất đến tiêu dùng, giúp doanh nghiệp hiểu và quản lý rủi ro một cách chính xác và hiệu quả.
Tuân thủ quy định pháp lý: HACCP là một tiêu chuẩn quốc tế và rất nhiều quốc gia sử dụng, việc doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận phù hợp không chỉ là minh chứng cho sự tuân thủ đồng thời giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro pháp lý, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội
Giúp doanh nghiệp tạo ra một hình ảnh tích cực, tăng cường uy tín và danh tiếng của họ trên thị trường.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất, hiệu suất và tránh lãng phí. Giảm thiểu chi phí liên quan đến thất thoát sản phẩm loại bỏ nguy cơ sản xuất thực phẩm không an toàn, chi phí liên quan đến thu hồi sản phẩm, xử lý vấn đề sức khỏe công cộng và thiệt hại hình ảnh.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 10/04/2024
Tin liên quan
- Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
- Viện Chất lượng ISSQ thông báo tuyển dụng
- Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
- Cải cách hành chính hiệu quả với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
- Bộ Quốc phòng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015
- SA 8000 và ISO 26000 : Tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu
- Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược trong chuyển đổi số
- Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng
- ISO 29001 – công cụ đắc lực quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp dầu mỏ
- Vì sao Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001- Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn ISO 22301 giúp duy trì hệ thống quản lý kinh doanh liên tục và phát triển
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu