Điều kiện để đạt được chứng nhận ISO 22000:2018
Chứng nhận ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, phiên bản mới nhất của ISO 22000 là ISO 22000:2018 được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Cùng Viện chất lượng ISSQ tìm hiểu về Điều kiện để đạt được chứng nhận ISO 22000:2018.
Tìm hiểu về chứng nhận ISO 22000:2018 mới nhất
Chứng nhận ISO 22000:2018 được dùng để chứng nhận cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động cung cấp thực phẩm;
Nhìn chung, chứng nhận ISO 22000:2018 có bản chất tương tự như chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nếu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước cấp thì giấy chứng nhận ISO 22000:2018 do tổ chức chứng nhận ISO cấp dựa trên các điều khoản, tiêu chuẩn ISO;
Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ISO 22000:2018 bao gồm các yêu cầu về khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO với các tiêu chí như: tương tác, trao đổi thông tin; quản lý hệ thống; các chương trình tiên quyết; nguyên tắc thiết lập hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
Từ ngày 19/6/2021, doanh nghiệp muốn được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 phải tuân thủ phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000 là ISO 22000:2018.
Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 22000 là:
Điều kiện đối với những cơ sở sản xuất thực phẩm
Vị trí của các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm phải cách xa các nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp.
Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm vệ sinh, có đường ống thoát nước tốt, không gây ô nhiễm, khép kín.
Đảm bảo nhà máy có đủ nguồn nước sạch và giao thông thuận tiện.
Việc thiết kế, bố trí khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm... phải bảo đảm nguyên tắc tránh lây nhiễm chéo; Kho bảo quản thực phẩm phải phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm, tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như kết cấu nhà xưởng, ánh sáng, thông gió, kiểm soát độ ẩm, trang thiết bị, dụng cụ, nhà vệ sinh... đều phải đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Điều kiện đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Để được chứng nhận ISO 22000:2018, tổ chức, doanh nghiệp phải tìm hiểu, xây dựng và áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và phải đảm bảo duy trì xuyên suốt thời gian hoạt động.
Điều kiện về đánh giá chứng nhận của tổ chức chứng nhận
Khi Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có bằng chứng chứng minh mình tuân thủ tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Lúc này, doanh nghiệp cần tiến hành tự đánh giá nội bộ và thực hiện các hoạt động cải tiến, khắc phục theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 nhằm nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý ATTP.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần liên hệ và làm việc với các tổ chức chứng nhận để đánh giá và cấp Chứng chỉ ISO 22000:2018.
Các bước thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 22000 tại Viện ISSQ:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ( nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại ( chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Chứng nhận ISO 22000:2018 có thời hạn bao lâu?
Hiệu lực của chứng chỉ ISO 22000:2018 có thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp.
Doanh nghiệp phải nộp phí hàng năm để duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
Sau khi được cấp chứng nhận ISO 2000:2018, chu kỳ giám sát ít nhất 12 tháng một lần;
Trên đây là những thông tin về Điều kiện để đạt được chứng nhận ISO 22000:2018. Hi vọng có thể mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc!
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 13/12/2023
Tin liên quan
- Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
- Viện Chất lượng ISSQ thông báo tuyển dụng
- Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
- Cải cách hành chính hiệu quả với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
- Bộ Quốc phòng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015
- SA 8000 và ISO 26000 : Tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu
- Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược trong chuyển đổi số
- Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng
- ISO 29001 – công cụ đắc lực quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp dầu mỏ
- Vì sao Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001- Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn ISO 22301 giúp duy trì hệ thống quản lý kinh doanh liên tục và phát triển
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu