Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?
Chứng nhận ISO 22000 là tiêu chuẩn được phát triển bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 được coi là quyết định mang tính chiến lược và đúng đắn của một tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể của tổ chức về an toàn thực phẩm như giải quyết các vấn đề xác định rủi ro liên quan đến các quá trình sản xuất, chứng minh sản phẩm được sản xuất dựa theo đúng quy trình.
Chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống an toàn thực phẩm phù hợp với doanh nghiệp nào?
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn tự nguyện có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, bất kể quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức. Điều này sẽ bao gồm các tổ chức có liên quan trực tiếp hoặc là gián tiếp: những nhà sản xuất về thức ăn chăn nuôi, những người thu hoạch động vật và thực vật hoang dã, hợp tác xã, những nhà sản xuất nguyên liệu, nhà sản xuất thực phẩm, tổ chức dịch vụ thực phẩm, dịch vụ làm sạch và vệ sinh, dịch vụ vận chuyển, lưu trữ và phân phối, nhà cung cấp thiết bị, vật liệu đóng gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm.
Bao gồm:
• Trang trại, ngư trường hoặc trang trại chăn nuôi bò sữa;
• Các đơn vị chuyên chế biến thực phẩm như thịt, cá, thức ăn chăn nuôi;
• Nhà sản xuất ngũ cốc, bánh mì, các loại đồ uống, các thực phẩm đóng hộp hoặc là đông lạnh;
Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm, điển hình là nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh, khách sạn, bệnh viện và cửa hàng thực phẩm lưu động
• Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo quản, phân phối và vận chuyển thực phẩm;
• Cơ sở cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên liệu chế biến thực phẩm;
• Cơ sở cung cấp dịch vụ vệ sinh, vệ sinh và đóng gói thực phẩm.
Tiêu chuẩn này cho phép mọi tổ chức, các doanh nghiệp kể cả những tổ chức nhỏ hoặc là kém phát triển hơn (ví dụ: trang trại nhỏ, nhà phân phối-đóng gói nhỏ, nhà bán lẻ hoặc đại lý dịch vụ thực phẩm nhỏ) áp dụng các biện pháp kiểm soát bên ngoài trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ.
Tại sao phải áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm?
• Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm ở các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
• Là cơ sở minh chứng cho cam kết của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thực phẩm được sản xuất đúng quy trình, giúp giảm thiểu rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời tạo niềm tin cho khách hàng về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
• Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - ISO 22000 hoàn toàn có giá trị như giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì?
• Tăng cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường thế giới nhờ đạt được các tiêu chuẩn quốc tế;
• Tổ chức sản xuất trở nên tốt hơn, kiểm soát hiệu quả được các quy trình nội bộ;
Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy liên quan đến an toàn thực phẩm.
• Giảm thiểu rủi ro sai sót và chi phí rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm;
Khi áp dụng ISO 22000, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy thực phẩm, đồng thời phải xây dựng hệ thống kiểm soát bao gồm: Các quy trình, quy trình kiểm soát, hệ thống tài liệu hỗ trợ,....
• Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn của khách hàng.
Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm khi áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 sẽ có quy trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tốt và đảm bảo cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Trên đây là những thông tin về Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 23/04/2024
Tin liên quan
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu
- Châu Âu công bố cập nhật tiêu chuẩn sửa đổi an toàn đồ chơi
- Nâng cao quy chuẩn và tăng cường kiểm tra chất lượng nước sạch
- Chính phủ ban hành Nghị quyết về giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025
- Tiêu chuẩn ISO 21001:2018 – công cụ hữu ích cho các tổ chức giáo dục
- ISO 45001:2018 – chìa khóa bảo đảm an toàn lao động cho doanh nghiệp
- Cần nhanh chóng xây dựng các bộ tiêu chuẩn về nhân lực an ninh mạng
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng chuẩn ISO
- ISO 27001:2022 - Phiên bản mới nhất của Hệ thống Quản lý an toàn thông tin
- Tích hợp ISO/IEC 27001:2022 và ISO 9001:2015: Giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, kiểm soát an toàn thông tin
- ISO 14001 giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện các vấn đề về môi trường
- Áp dụng Hệ thống quản lý bảo mật thông tin ISO/IEC 27001: Đảm bảo an toàn trên môi trường số
- TCVN 13866:2023 xác định độ ổn định kích thước của thanh định hình polyvinyl clorua
- Thông báo tuyển dụng: Phụ trách nhân sự