ISO 20000-1:2018 Tiêu chuẩn dành riêng cho lĩnh vực Quản lý Dịch vụ Công Nghệ thông tin
ISO/IEC 20000-1:2018 là gì?
ISO/IEC 20000-1:2018 là một tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về Quản lý Dịch vụ Công nghệ thông tin (CNTT) ITMS. Được công bố lần đầu vào năm 2005 và cập nhật vào năm 2011 và hiện hành là phiên bản 2018. Tiêu chuẩn ISO 20000-1:2018 cung cấp một khuôn khổ quản lý dịch vụ CNTT toàn diện, bao gồm các quy trình, phương pháp và công cụ để hỗ trợ các tổ chức trong việc đạt được các mục tiêu liên quan đến dịch vụ CNTT, Tiêu chuẩn quốc tế này tập trung vào các yêu cầu đã được tiêu chuẩn hóa quản lý: quản lý mức độ dịch vụ, quản lý sự cố, quản lý các vấn đề thay đổi và một số quy trình khác.
Lợi ích khi áp dụng là gì?
Việc áp dụng tiêu chuẩn Quản lý dịch vụ công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
Các chính sách quản lý của ISO/IEC 20000 giúp tối ưu hóa tận dụng các tài nguyên, ngắn gọn quy trình thiết kế xây dựng, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, giảm các chi phí quản lý và vận hành.
Nâng cao chất lượng các sản phẩm, tiết kiệm thời gian, đáp ứng mong đợi của khách hàng từ đó tăng khả năng nhận diện doanh nghiệp, tạo ấn tượng niềm tin, sự trung thành của KH với sản phẩm và công ty.
Tăng cường năng lực cạnh tranh, có ưu thế cơ hội trong đấu thầu, tham gia các dự án, Tiêu chuẩn đã được áp dụng trên phạm vi toàn cầu nên doanh nghiệp dễ dàng hội nhập, hợp tác.
Công nghệ là chìa khóa của thành công, thêm vào đó yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO/IEC 20000 không ngừng cải tiến, khuyến khích sự sáng tạo là sức mạnh nội lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp.
ISO/IEC 20000:2018 không còn xa lạ với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thông tin bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ CNTT, các tổ chức đang sử dụng các dịch vụ CNTT, các tổ chức có một bộ phận quản lý Dịch vụ CNTT, hoặc bất kỳ tổ chức nào có nhu cầu cải thiện chất lượng dịch vụ CNTT của mình. Tuy nhiên việc áp dụng Tiêu chuẩn nhất là trong lĩnh vực công nghệ phức tạp luôn luôn biến đổi và có thể có nhiều vấn đề phát sinh và hơn hết cần đến sự tư vấn đóng góp của chuyên gia.
Viện nghiên cứu phát triển Tiêu chuẩn Chất lượng (ISSQ) là tổ chức chứng nhận được chỉ định năng lực đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO/IEC 20000:2018, vậy Quá trình đánh giá và hướng dẫn áp dụng ISO/IEC 20000:2018 của Viện ISSQ đối với các tổ chức như thế nào?
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ( nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại ( chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Thời gian đánh giá ISO/IEC 20000 trong vòng bao lâu?
Hệ thống Quản lý Dịch vụ Công nghệ Thông tin có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức bất kể quy mô lớn nhỏ và hoặc có nhiều địa điểm hoạt động khác nhau.
Thời gian đánh giá sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quy mô, cơ cấu phòng ban của tổ chức, số lượng và độ phức tạp của của các quy trình quản lý dịch vụ. Vì vậy để đem lại hiệu quả lớn nhất tổ chức cần có kế hoạch triển khai theo các lộ trình rõ ràng vì mục đích không chỉ là để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn mà còn là cải thiện liên tục số lượng và chất lượng của các dịch vụ mà tổ chức đang cung cấp.
Chi phí đánh giá áp dụng ISO/IEC 20000 như thế nào?
Chi phí đánh giá chứng nhận phụ thuộc vào quy mô và loại hình hoạt động của tổ chức và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
Áp dụng Tiêu chuẩn Quản lý dịch vụ Công nghệ thông tin cần sự đầu tư về thời gian và chi phí, tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ giúp doanh nghiệp quản lý các rủi ro và đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ Công nghệ thông tin cung cấp. Viện Chất lượng ISSQ đã và đang được nhiều đơn vị tin tưởng lựa chọn để thực hiện hướng dẫn áp dụng đánh giá và cấp Giấy chứng nhận ISO/IEC 20000-1:2018.
-
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.Ngày đăng: 24/07/2023
Tin liên quan
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- Thông báo tuyển dụng Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- Viện Chất lượng ISSQ tổ chức họp khởi động dự án Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS Việt Nam)
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?