Lợi ích của chứng nhận VietGap

Hiện nay, tình trạng mất an toàn vệ sinh về thực phẩm, rau củ quả đang ở mức cảnh báo, trở thành vấn đề nhức nhối gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Vietgap xây dựng chuỗi liên kết để nhằm tăng tính cạnh tranh và giảm thiểu đi rủi ro. Vậy những lợi ích của lợi ích của chứng nhận vietgap là gì? Hãy cùng Viện chất lượng ISSQ tham khảo bài viết dưới đây.

1. Lợi ích của khi thực hành tốt chứng nhận VietGAP
Chứng nhận Vietgap là gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, từ đó bảo vệ môi trường và truy xuất được nguồn gốc sản xuất sản phẩm
+ Giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng và tăng giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, chứng nhận VietGAP còn là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch trong xuất khẩu.
+ Làm thay đổi thói quen, tập quán, hành vi sản xuất, tạo nên sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng, bảo vệ môi trường. Từ đó, góp phần làm cho xã hội giảm bớt chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo quá trình phát triển bền vững của xã hội.
+ Giúp cho toàn bộ chuỗi sản xuất được kiểm soát một cách chặt chẽ, hình thành được một quy trình sản xuất đạt chuẩn. Với mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời được vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Những doanh nghiệp đạt được chứng nhận VietGap, sản phẩm của họ sẽ mang lại niềm tin cho người tiêu dùng. Đây cũng sẽ được xem là công cụ hữu hiệu để thực hiện được chiến dịch quảng cáo marketing cho doanh nghiệp.
Chứng nhận VietGAP sẽ được chia làm 3 nhóm sau gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
Lĩnh vực về trồng trọt: Rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê..
Lĩnh vực về chăn nuôi: Bò sữa, dê, lợn, gà, vịt, bò thịt
Lĩnh vực về thủy sản: Cá tra, tôm, sú, cá rô phi, tôm..


2. Thời gian có hiệu lực chứng nhận Vietgap
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là “thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
VietGAP bao gồm những tiêu chuẩn/quy phạm về thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Nó bao gồm: Những trình tự, nguyên tắc, thủ tục nhằm hướng dẫn cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế để đảm bảo an toàn. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người tiêu dùng và người sản xuất, bảo vệ môi trường và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Giấy chứng nhận Vietgap sẽ có hiệu lực 3 năm kể từ ngày bắt đầu được cấp giấy chứng nhận. Trong khoảng thời gian 3 năm này thì sẽ có những cuộc thi đánh giá giám sát định kỳ thường niên 12 tháng tổ chức 1 lần. Vì vậy, doanh nghiệp nên chú ý duy trì quy trình sản xuất theo đúng yêu cầu quy định để đảm bảo giấy chứng nhận có giá trị ở trong thời gian có hiệu lực.


3. 4 tiêu chí để làm căn cứ đánh giá doanh nghiệp có đạt giấy chứng nhận Vietgap không?
- Tiêu chí thứ nhất: Về kỹ thuật sản xuất
Yêu cầu về kỹ thuật sản xuất là tiêu chí mà được đặt ra đầu tiên của chứng nhận Vietgap mà các doanh nghiệp cần đạt được.
Tiêu chí này bao gồm: phương thức canh tác, thu hoạch cũng như các tiêu chuẩn về hạt giống (trồng trọt), con giống, nguồn đất và nguồn nước.
- Tiêu chí thứ 2: Về môi trường làm việc
Môi trường làm việc cần có đầy đủ những tiêu chuẩn về an toàn lao động cần thiết, với mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động, bảo vệ tốt nhất cho người lao động về vấn đề sức khỏe.
- Tiêu chí thứ 3: Về an toàn thực phẩm
Đảm bảo an toàn thực phẩm đây là tiêu chí quan trọng nhằm để doanh nghiệp có thể đạt chứng nhận Vietgap. Để đảm bảo về chất lượng của thực phẩm trong toàn bộ khâu canh tác, doanh nghiệp cần đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, không dùng chất bảo quản, các dư lượng kháng sinh, chỉ dùng được thuốc BVTV trong danh mục cho phép theo quy định đưa ra.
- Tiêu chí thứ 4: Về nguồn gốc sản phẩm
Những sản phẩm đạt được chứng nhận VietGap cần phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm đảm bảo về chất lượng cũng như giúp việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm tiến hành nhanh hơn.


4. Thủ tục để đăng ký cấp giấy chứng nhận Vietgap
Hồ sơ đăng ký: Doanh nghiệp muốn đăng ký chứng nhận Vietgap cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ trong đó gồm các giấy tờ sau:
Giấy đăng ký chứng nhận Vietgap, trong đó trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận Vietgap là tổ chức bao gồm nhiều thành viên thì cần gửi kèm danh sách thành viên (gồm họ tên, địa chỉ, địa điểm sản xuất và diện tích sản xuất).
Bản đồ giải thừa và phân lô của khu vực sản xuất, bản thuyết trình về thiết kế, bố trí mặt bằng ở khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.
Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định chứng nhận.
Hy vọng qua bài viết trên đây quý khách hàng sẽ hiểu hơn về Lợi ích của Chứng nhận VietGAP.

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 25/10/2022

 

Tin liên quan