Chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm ISO 22000:2018
Chứng nhận ISO 22000:2018 là chứng nhận do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng ở trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Việc áp dụng chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm được coi là chiến lược và đúng đắn đối với tổ chức để cải tiến toàn bộ kết quả thực hiện của an toàn thực phẩm.
1. Lợi ích khi áp dụng chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Dù không có quy định bắt buộc cần áp dụng thì xu hướng lựa chọn chứng nhận ISO 22000:2018 đang phổ biến đối với các doanh nghiệp. Bởi những lợi ích to lớn mà tiêu chuẩn này mang lại cho tổ chức.
+ Thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng gia tăng của khách hàng.
Khi doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm khi áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000:2018 sẽ được khách hàng nhìn nhận là đơn vị có hệ thống quản lý tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo cung cấp những sản phẩm an toàn, chất lượng tốt đến cho người tiêu dùng.
+ Giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập vào trong thị trường thế giới nhờ đạt được tiêu chuẩn này.
Bởi lẽ, nó được chấp nhận và có giá trị cao trên toàn cầu.
+ Tổ chức sẽ dễ dàng kiểm soát các quy trình trong nội bộ để sản xuất tốt hơn.
Chứng nhận ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp sẽ chế biến tốt hơn, sản xuất thực phẩm từ đó, kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho đến khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, mục đích đảm bảo an toàn về thực phẩm.
2. Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống.
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống.
Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn.
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng
Các hãng vận chuyển thực phẩm, logistics, lưu trữ, bảo quản thực phẩm
Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
3. Những yêu cầu để đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm
Để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản dành cho một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Những yêu cầu này sẽ là thước đo chuẩn để đánh giá và đảm bảo thực phẩm an toàn trong suốt chuỗi cung ứng, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi hoàn thành sản phẩm đưa ra bên ngoài thị trường tiêu thụ. Dưới đây là 4 yêu cầu chính để đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 về an toàn thực phẩm.
Trao đổi thông tin
Trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm các thông tin sẽ được kiểm soát một cách đầy đủ và đảm bảo các mối nguy xảy ra. Trao đổi thông tin với khách hàng và nhà cung ứng về những mối nguy đã được xác định. Các biện pháp kiểm soát hướng đến việc công khai về yêu cầu khách hàng.
Quản lý hệ thống
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất sẽ thiết lập, được vận hành và cập nhật trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và hợp nhất với những hoạt động quản lý chung của tổ chức. Điều này sẽ đem đến lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên liên quan.
Các chương trình tiên quyết (PRPs)
Chương trình này là điều kiện cơ bản và là hoạt động cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Các điều kiện và hoạt động này phải phù hợp với yêu cầu sản xuất, cung cấp sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
Các nguyên tắc HACCP
Nếu đảm bảo nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được các tác không an toàn trong quá trình sản xuất thực phẩm.
4. Các bước để áp dụng chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Chứng nhận ISO 22000:2018 được xây dựng dựa trên nền tảng nguyên lý “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP” kết hợp với các yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Các bước cụ thể gồm:
Bước 1: Doanh nghiệp cần thiết lập một chính sách an toàn thực phẩm và đặt ra mục tiêu cho từng năm.
Bước 2: Doanh nghiệp cần thành lập Ban an toàn thực phẩm và đề ra người có kiến thức, kinh nghiệm về thực phẩm. Từ đó, xây dựng các chương trình tiên quyết, xác định những mối nguy làm mất an toàn thực phẩm.
Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, vận hành áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.
Bước 3:
Khi mà các hệ thống chính sách, mục tiêu, quy trình, kế hoạch HACCP (kế hoạch phòng ngừa mối nguy mất an toàn thực phẩm) và hướng dẫn đã được thiết lập thì doanh nghiệp cần phải định kỳ đánh giá nội bộ để giám sát và đảm bảo việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn đã thiết lập. Sau đó kết quả được báo cáo tới lãnh đạo, để quyết định cách cải tiến và điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp (hoạt động xem xét của lãnh đạo).
5. Tại sao nên chọn Dịch vụ chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại Viện chất lượng ISSQ?
Chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp, tổ chức.
Viện chất lượng ISSQ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng, với đội ngũ chuyên gia năng lực cao. Bên cạnh đó là quy trình làm việc tối ưu, đảm bảo cung cấp dịch vụ vừa chuyên nghiệp, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, công sức cho doanh nghiệp.
Chi phí Chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được tính dựa trên quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp. Đảm bảo sẽ cung cấp mức giá hợp lý cho khách hàng.
Khách hàng sẽ được hỗ trợ miễn phí những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và giải đáp mọi thắc mắc khi cần.
Trên đây là những thông tin về Tổng quan chứng nhận ISO 22000:2018. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn về tiêu chuẩn này.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 03/11/2022
Tin liên quan
- Các nguyên tắc của Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp Tiêu chuẩn HACCP CODEX (CXC 1-1969)
- Công ty CP Trải nghiệm Chuyển đổi số áp dụng ISO 9001:2015; ISO 45001:2018; ISO/IEC 27001:2022; ISO 14001:2015 và 5S
- Viện ISSQ chứng nhận QCVN 16:2019/BXD đối với Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Châu Thành
- Tại sao doanh nghiệp cần chứng nhận ISO 27001:2022?
- Công ty Cổ phần Kiến trúc – Xây dựng và Thương mại Hương Giang chứng nhận TCVN 9366-1:2012 tại Viện ISSQ
- Chi nhánh Công ty Cổ phần ANPACK tại Hưng Yên – Nhà máy sản xuất bao bì ANPACK chứng nhận QCVN 12-1:2011/BYT và QCVN 12-3:2011/BYT
- Những điểm chính của phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 29001
- Công ty TNHH Ngọc Liên Vĩnh Phúc chứng nhận ISO 9001:2015; ISO 14001:2015; ISO 45001:2018; TCVN 7490:2005; TCVN 8575:2010; TCVN 7753:2007 tại Viện ISSQ
- Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Nội thất Bảo Lâm chứng nhận TCVN 8575:2010 tại Viện ISSQ
- Thang máng cáp cần chứng nhận Quy chuẩn QCVN16:2023/BXD
- Đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015 và QCVN 16:2023/BXD đối với Công ty TNHH Sản xuất Vật liệu Xây dựng Minh Cường
- Công ty TNHH In ấn và Quảng cáo Thương mại Tân Đô áp dụng ISO 14001:2015
- Quy định kỹ thuật về chứng nhận QCVN 14:2018/BKHCN
- Công ty Cổ phần Công nghiệp Ô tô – Vinacomin chứng nhận ISO 14001, ISO 45001 và 5S tại Viện ISSQ
- Công ty CP Fintwin Corporation áp dụng ISO 27001:2022
- Tổng quát về chứng nhận ISO 20000 trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Viện ISSQ chứng nhận ISO 9001:2015 đối với Công ty TNHH Công nghệ Khuôn mẫu TVHE
- Công ty Cổ phần MT Thiên Tân chứng nhận ISO 9001, TCVN 9340, TCVN 9113 tại Viện ISSQ
- Lợi ích áp dụng chứng nhận ISO 22301:2019 Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục.
- Công ty Cổ Phần Gemmy Wood áp dụng ISO 9001:2015