Tổng quan về chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp TCVN 11041-8:2018

1. Tổng quan về chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041-8:2018
Nuôi tôm theo phương thức hữu cơ sẽ khác với việc nuôi tôm thông thường. Nuôi tôm hữu cơ cần tuân thủ theo những yêu cầu và nguyên tắc của TCVN 11041-8:2018 - Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ.
Nuôi tôm hữu cơ là một hình thức nuôi tôm mà gần gũi với tự nhiên, mà không sử dụng những chất hóa học và không sử dụng các sản phẩm biến đổi gen, sản phẩm tạo ra từ công nghệ gen. Áp dụng một số biện pháp tốt nhất để bảo vệ hệ sinh thái, giữ gìn sự đa dạng sinh học, hạn chế đi tối đa tác động gây ra ô nhiễm và mất an toàn từ những hoạt động nuôi trồng tới con người và môi trường.
Nuôi tôm hữu cơ sẽ cần tuân thủ những yêu cầu về: Nước, giống, thức ăn, thu hoạch, phòng trị bệnh, vận chuyển sau thu hoạch, hồ sơ và ghi chép.

2. Phạm vi áp dụng của chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041-8:2018
Chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041-8:2018 quy định về những yêu cầu đối với hoạt động nuôi thương phẩm, sơ chế, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển tôm nuôi hữu cơ.
Tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng cho hệ thống nuôi hở và kín, ở trong môi trường nước ngọt, nước lợ hoặc ở nước mặn.


3. Nguyên tắc của chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041-8:2018
Nuôi tôm hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 của TCVN 11041-8:2018 và các nguyên tắc cụ thể như sau:
a) Cần hạn chế sử dụng những nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc từ tự nhiên.
b) Sử dụng những giống tôm có khả năng kháng bệnh.
c) Duy trì môi trường nước một cách lành mạnh và bảo tồn các hệ sinh thái thủy sinh, hệ sinh thái trên cạn xung quanh.
d) Sử dụng những thức ăn cho tôm từ nguyên liệu thủy sản được khai thác bền vững, thức ăn hỗn hợp chế biến từ các thành phần nguyên liệu hữu cơ và các thành phần có nguồn gốc tự nhiên.
e) Tránh gây hại đối với những loài cần bảo tồn trong quá trình nuôi tôm hữu cơ.


4. Những lợi ích khi đạt được chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041-8:2018
Khi áp dụng mô hình nuôi tôm theo hướng hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Chứng nhận hữu cơ cho tôm trở thành một phần quan trọng trong yếu tố đánh giá chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, những lý do bạn cần trở thành hữu cơ là:
Phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn hữu cơ là mục tiêu mà ngành nông nghiệp đang hướng tới. Những năm gần đây, nghề nuôi tôm đang hướng tới mục tiêu cung cấp các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Khi đáp ứng các nguyên tắc, yêu cầu trong nuôi tôm sinh thái theo TCVN 11041-8: 2018, doanh nghiệp sẽ được công nhận và cấp giấy chứng nhận sinh thái cho tôm.
Khi được chứng nhận hữu cơ, tôm được dán nhãn hữu cơ, đó là bằng chứng cho thấy sản phẩm của bạn được chứng nhận hữu cơ. Từ đó, thương hiệu của bạn sẽ được biết đến nhiều hơn, tăng lượng người tiêu dùng, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội kinh doanh và xuất nhập khẩu cho thực phẩm.
Một trong những cơ sở để nâng cao uy tín chất lượng, doanh nghiệp của bạn sẽ được phép in tem nhãn hữu cơ được chứng nhận, tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác. Sử dụng nhãn hiệu hữu cơ hoặc chứng chỉ trong các hoạt động tiếp thị, quảng cáo và khuyến mại cho sản phẩm và doanh nghiệp.


5. Các bước tư vấn và cấp chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041-8:2018
5 bước tư vấn và cấp chứng nhận sinh thái cho tôm bao gồm:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041 – 8:2018
Đầu tiên, bạn liên hệ với Viện chất lượng ISSQ để đăng ký chứng nhận tôm hữu cơ.
Bước 2: Xây dựng và hướng dẫn áp dụng chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041 – 8:2018
Sau khi thống nhất và ký hợp đồng, Viện chất lượng ISSQ sẽ thực hiện quy trình tư vấn áp dụng chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp TCVN 11041 – 8:2018.
+ Tiến hành khảo sát toàn bộ diện tích nuôi, tiếp nhận thông tin về: khu vực ao nuôi, xem xét chuyển đổi, tôm giống, thức ăn cho tôm, dự trữ thức ăn, phương án phòng trị bệnh, quản lý cơ sở nuôi tôm, nước thải ... Xem xét các nội dung chưa đạt yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn, Viện chất lượng ISSQ sẽ hướng dẫn đơn vị sửa đổi, bổ sung, ... (nếu có).
+ Đào tạo nâng cao nhận thức về nuôi trồng thủy sản hữu cơ cho toàn thể cán bộ, công nhân viên của đơn vị và đào tạo đánh giá viên nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ cho Ban quản lý.
+ Xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ nuôi trồng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ.
+ Hướng dẫn đơn vị nộp hồ sơ, ghi sổ đăng ký nuôi tôm sinh thái.
+ Hướng dẫn thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ và khắc phục sự không phù hợp sau đánh giá.
Bước 3: Đăng ký đánh giá chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041-8:2018
Bước 4: Tiến hành đánh giá
Nhóm đánh giá của tổ chức chứng nhận sẽ đến thăm và xác minh tại cơ sở. Xem xét sự phù hợp của hồ sơ với thực tế, yêu cầu sửa chữa những điểm không phù hợp (nếu có).
Bước 5: Cấp chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041-8:2018
Sau khi hoàn thành đánh giá và khắc phục những điểm không phù hợp sau đánh giá (nếu có), đơn vị sẽ được cấp giấy chứng nhận hữu cơ và cho phép đơn vị sử dụng nhãn hiệu hữu cơ.
Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 02 năm kể từ ngày cấp.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tổng quan về chứng nhận tôm hữu cơ phù hợp theo TCVN 11041-8:2018.

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 21/11/2022

 

Tin liên quan