Những yêu cầu Nuôi tôm hữu cơ theo TCVN 11041:2018

Nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, áp lực từ sản lượng, chi phí, thời gian nuôi trồng, cho đến thu nhập về kinh tế của người sản xuất khiến tiến độ phát triển Tôm nông nghiệp hữu cơ còn rất chậm.

1. Khái quát về tôm hữu cơ

Tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM) đã đưa ra khái niệm hữu cơ như sau: “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất.”

Từ quan điểm trên, có thể hiểu một nông nghiệp cơ là một hình thức sản xuất nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ hoàn toàn sản phẩm có chứa chất hóa học trong sản phẩm, trong đất canh tác như: thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ hóa học, chất kích thích trong chăn nuôi, chất điều tiết tăng trưởng cây trồng,...  Trong quá trình canh tác chủ yếu dựa vào việc quay vòng mùa vụ kết hợp với các chế phẩm, tận dụng chất thải nông nghiệp để tái sử dụng.

Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT, hiện nay có 46/63 tỉnh thành đang thực hiện sản xuất hữu cơ, 17.168 nông dân tham gia sản xuất hữu cơ, gần 100 doanh nghiệp tham gia vào sản xuất hữu cơ, trong đó doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đến 180 thị trường quốc tế với kim ngạch 335 triệu USD/năm.

  1. Những yêu cầu Nuôi tôm hữu cơ

Đối với ngành Tôm, mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững được nhiều địa phương hướng đến. Việc áp dụng các Tiêu chuân Việt Nam như: TCVN 11041-1:2012 (Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩn nông nghiệp hữu cơ); TCVN 11041-3:2017 (Chăn nuôi hữu cơ); TCVN 11041-8:2028 (Tôm hữu cơ). Đã tạo ra những mô hình nuôi tôm sạch bệnh, nuôi tôm hữu cơ, sinh thái đang phát triển khá tốt… mang lại doanh thu hàng tỷ đồng cho người nuôi tôm mỗi năm.

Những yêu cầu trong TCVN 11041-8:2028 về nuôi tôm hữu cơ

Sơ đồ: Yêu cầu nuôi tôm hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041-8:2028

Yêu cầu về thu hoạch, vận chuyển tôm nguyên liệu và sơ chế tôm

+  Các kỹ thuật sử dụng trong bắt và thu hoạch tôm cần hạn chế gây tổn thương cho tôm, phải đảm bảo gần như tuyệt đối môi trường sống tự nhiên.

+  Sử dụng phương tiện để thu hoạch, vận chuyển phải đảm bảo an toàn đối với từng loài tôm.

+  Đảm bảo chất lượng nước sử dụng  trước, trong, sau khi thu hoạch tôm sống và vận chuyển tôm sống, cần đảm bảo mật độ tôm đáp ứng các yêu cầu về phúc lợi của tôm nuôi, khi vận chuyển tôm đến nơi tiêu thụ và nơi sơ chế tôm.

+  Bảo quản và vận chuyển tôm ướp đá phải đảm bảo chất lượng khi được sử dụng.

+  Không sử dụng hóa chất trước, trong, sau khi thu hoạch tôm.

+  Giảm thiểu sự căng thẳng của tôm trước, trong quá trình sơ chế tôm.

+  Việc thu hoạch, vận chuyển, sơ chế và xử lý giữa hai loại tôm hữu cơ và tôm không hữu cơ phải được tách biệt theo thời gian thực để không mất trạng thái hữu cơ của tôm.

 

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0981851111 | 02422661111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn

Ngày 23/5/2022

Tin liên quan