Giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo Thông tư 23/2015/TT-BKHCN

1. Yêu cầu đối với máy móc, thiết bị

1. Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;

b) Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

2. Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng, thuộc các trường hợp sau:

a) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư;

b) Dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.

3. Đối với linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng: Chỉ được nhập khẩu khi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đang được vận hành tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất có thể tự nhập khẩu hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp khác thực hiện việc nhập khẩu.

4. Trong trường hợp cần thiết, tùy thuộc đặc thù của từng ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành quy định yêu cầu về tuổi thiết bị thấp hơn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này đối với thiết bị đã qua sử dụng (thấp hơn 10 năm) và thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ biết để thống nhất quản lý.

(Nguồn: Thông tư số Số: 23/2015/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng)

2. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu và giám định thiết bị đã qua sử dụng:

* Bước 1: Làm bộ hồ sơ gửi tổ chức có năng lực giám định được cấp phép:

- Hồ sơ bao gồm: Hợp đồng mua bán/Biên bản thỏa thuận….; Invoice; Packing list; Vận đơn; Giấy yêu cầu giám định; Catalogue; Chứng nhận C/Q – C/O

==> Tổ chức giám định sẽ tiếp nhận và cấp số cho Giấy yêu cầu giám định.

* Bước 2: Mở tờ khai và làm thủ tục xin đưa hàng về bảo quản.

- Khai báo như bình thường.

- Cần thể hiện số của Giấy yêu cầu giám định đã được cấp trên tờ khai.

- Doanh nghiệp xin đưa hàng về bảo quản cần làm và xuất trình:

+ Công văn theo mẫu 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, TT 38/2015/TT-BTC;

+ Bộ hồ sơ theo Luật Hải quan;

+ Bản chính Giấy yêu cầu giám định đã được tổ chức giám định xác nhận và cấp số.

- Sau khi được Lãnh đạo Chi cục Hải quan phê duyệt, cho phép đưa hàng về bảo quản, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục lấy hàng từ cửa khẩu về bảo quản tại nhà máy. Nếu tờ khai luồng đỏ thì phải mang hàng về cơ quan Hải quan kiểm hóa rồi mới mang về nhà máy.

* Bước 3: Giám định thiết bị tại nhà máy:

- Sau khi doanh nghiệp đưa hàng về bảo quản tại nhà máy sẽ thông báo cho tổ chức giám định biết để sắp xếp thời gian đến nhà máy giám định thiết bị.

- Khi giám định, bên giám định sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá tính đồng bộ, tiêu chuẩn an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường của thiết bị.

- Thời gian thực hiện giám định phụ thuộc vào đặc thù và số lượng thiết bị.

- Sau khi giám định xong, thiết bị sẽ phải bảo quản nguyên trạng tại nhà máy.

* Bước 4: Chờ kết quả giám định và thông quan tờ khai:

- Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản, DN phải nộp cho Cơ quan hải quan chứng thư giám định.

- Nếu chứng thư giám định thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống.

- Nếu chứng thư giám định thiết bị không đạt tiêu chuẩn theo quy định thì doanh nghiệp sẽ:

+ Phương án 1:

~ Bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

~ Buộc tái xuất trả lại đối tác nước ngoài.

+ Phương án 2: Đề nghị giám định lại.

- Thiết bị chỉ được đưa ra sử dụng, lắp đặt sau khi hoàn tất thủ tục thông quan.

Liên hệ ngay với ISSQ, Hotline: 098 185 1111/024 2266 1111 để được hỗ trợ  dịch vụ giám định thiết bị đã qua sử dụng nhanh và tốt nhất.

 

Tin liên quan