Những câu hỏi thường gặp đối với chứng nhận ISO 22000 là gì?

Doanh nghiệp cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Vậy Những câu hỏi thường gặp đối với chứng nhận ISO 22000 là gì?
 Chứng nhận ISO 22000 là gì?
Chứng nhận ISO 22000 bao gồm tất cả những quy trình trong chuỗi thực phẩm ảnh hưởng đến sự an toàn cho sản phẩm cuối cùng. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện, bên cạnh đó là  việc kết hợp những yếu tố của Điểm kiểm soát tới hạn trong phân tích mối nguy (HACCP) và Thực hành sản xuất tốt (GMP).
Chứng nhận ISO 22000 đã tạo ra một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm duy nhất kết hợp hài hòa giữa các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau trở thành một bộ yêu cầu dễ hiểu, dễ áp dụng và được công nhận ở trên toàn thế giới.
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được quốc tế công nhận này có thể được sử dụng bởi tất cả những tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ nuôi trồng đến dịch vụ thực phẩm, chế biến, vận chuyển, bảo quản thông qua đóng gói đến bán lẻ.
Vào ngày 19/6/2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã công bố ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với những tổ chức trong chuỗi thực phẩm thay thế cho phiên bản 2005 và được ban hành ngày 01/09/2005

Những câu hỏi thường gặp đối với chứng nhận ISO 22000?
Giấy chứng nhận ISO 22000 có thay thế giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hay không?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thực phẩm đang băn khoăn liệu rằng khi họ đã có giấy chứng nhận ISO 22000 thì có thể không cần có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP không?
Theo nghị định số 15/2018/NĐ – CP thì những doanh nghiệp hiện nay đã được cấp giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không nằm trong diện cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, theo quy định này có quy định chi tiết về việc thi hành một vài điều của Luật an toàn thực phẩm: “Những doanh nghiệp một khi đã được cấp một trong số những giấy chứng nhận này: Thực hành sản xuất tốt (GMP) hay HACCP hoặc ISO 22000 sẽ không thuộc diện cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Tức là doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không cần thực hiện Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

 Có thể đánh giá tích hợp chứng nhận ISO 22000 với một số tiêu chuẩn khác không?
Hoàn toàn có thể đánh giá tích hợp chứng nhận ISO 22000 với chứng nhận khác được, ví dụ như ISO 9001 hoặc ISO 45001. Bởi vì, chứng nhận ISO 22000 được xây dựng theo một cấu trúc cấp cao HLS nên sẽ dễ dàng tích hợp áp dụng ISO 22000 với những chứng nhận ISO khác.
Trường hợp nào không đánh giá được Chứng nhận ISO 22000?
Với các doanh nghiệp chỉ mới đăng ký hoạt động mà chưa đi vào sản xuất thực tế sẽ chưa được đăng ký đánh giá chứng nhận ISO 22000.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 mang lại những quyền lợi gì cho doanh nghiệp?
Với chứng chỉ ISO 22000, doanh nghiệp sẽ được một số quyền lợi như: được miễn giấy phép ATVSTP; giảm được chi phí thu hồi, tiêu hủy; mang đến nhiều cơ hội phát triển ra thị trường thế giới; cải thiện và nâng cao cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm…
Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000 trong thời gian bao lâu?
Thông thường thì hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ thời hạn trong vòng 3 năm kể từ khi ra chứng nhận. Mỗi năm sẽ tiến hành giám sát 1 lần để đảm bảo cho hệ thống luôn được duy trì một cách ổn định và có hiệu lực.
Chu kỳ giám sát sẽ tính 1 năm 1 lần, cá biệt sẽ có thời gian tầm khoảng 6 – 9 tháng một lần tuỳ vào quy định của từng tổ chức. Khi hết 3 năm mà doanh nghiệp vẫn còn muốn chứng nhận thì tổ chức đó cần đăng ký đánh giá lại.
Cuộc đánh giá này sẽ tiến hành tương tự với cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ ISO 22000 cấp lại sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm.
Mục tiêu của chứng nhận ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là gì?
Mục tiêu lớn nhất của chứng nhận ISO 22000 là để hướng tới việc đảm bảo cho doanh nghiệp thực phẩm đủ khả năng kiểm soát được tất cả mối nguy. Những mối nguy này có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào đến tiến hành nuôi trồng, đánh bắt cho tới thu hoạch, chế biến và đem đến tận tay người tiêu dùng. 
Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần tuân thủ được việc xây dựng và tiến hành triển khai các chương trình tiên quyết. Cũng như có được một hệ thống kiểm soát toàn diện bên cạnh là hệ thống văn bản hỗ trợ kèm theo để hạn chế được tối đa được nguy cơ gây ảnh hưởng đến mức độ an toàn.
Với những thông tin cơ bản trên đây, hy vọng kiến thức của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về Những câu hỏi thường gặp đối với chứng nhận ISO 22000 là gì?

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

Ngày đăng: 09/03/2023

Tin liên quan