Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ
Kiểm định xe nâng hàng áp dụng quy trình QTKĐ: 17-2016/BLĐTBXH. Kiểm định sàn nâng người theo quy trình QTKĐ: 12-2016/BLĐTBXH do Bộ lao động, thương binh và xã hội ban hành.
1, Tiêu chuẩn quy định áp dụng
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng - Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
- TCVN 4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực;
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;
- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu về thử thủy lực an toàn;
- TCVN 7772:2007, Xe, máy và thiết bị thi công di động. Phân loại;
- QCVN 13:2011/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối vơi xe máy chuyên dùng.
2, Các bước tiến hành kiểm định
a. Chuẩn bị kiểm định
Đơn vị kiểm định và đơn vị yêu cầu kiểm định cần thống nhất một số việc như sau:
Đơn vị kiểm định
- Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định
- Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm
- Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định xe nâng
- Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân
Đơn vị yêu cầu kiểm định
- Xe nâng phải đủ điều kiện để tiến hành kiểm định
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị
- Khu vực kiểm định phải đủ rộng, trên nền cứng. Phải khoanh vùng hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định
- Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết.
b. Tiến hành kiểm định
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Thử không tải;
- Thử tải: thử tải tĩnh, thử tải động, thử phanh tay;
- Xử lý kết quả kiểm định.
c. Xử lý kết quả kiểm định
- Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
- Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị
- Chỉ dán tem khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
- Chúng tôi sẽ cấp chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.
d. Thời hạn kiểm định:
Từ 1-2 năm tùy thuộc vào chất lượng và điều kiện làm việc của xe
e. Giá kiểm định xe nâng:
Phí kiểm định được quy định tại thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Liên hệ ngay với ISSQ, Hotline: 098 185 1111/024 2266 1111 để được hỗ trợ dịch vụ kiểm định thiết bị nâng hạ nhanh và tốt nhất.
Tin liên quan
- Thông báo tuyển dụng Chuyên gia đánh giá
- Thông báo tuyển dụng Phụ trách nhân sự
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- Thông báo tuyển dụng Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- Viện Chất lượng ISSQ tổ chức họp khởi động dự án Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS Việt Nam)
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?