Những yêu cầu trong chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm, hiện nay nhiều khách hàng, nhà phân phối yêu cầu nhà cung cấp của mình phải có chứng chỉ ISO 22000:2018. Chứng nhận ISO 22000:2018 cũng là một trong các yêu cầu phổ biến nếu như công ty muốn hợp tác với đối tác lớn hay muốn mở rộng thị trường ra thế giới. Vậy nên, để không bị tụt hậu so với thị trường cũng như so với các đối thủ thì việc cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.
Yêu cầu quản lý hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu về quản lý hệ thống an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 gồm 4 yêu cầu chính mà tổ chức, doanh nghiệp cần lưu ý. Như sau:
Yêu cầu 1: Trao đổi thông tin hoạt động
Yêu cầu Trao đổi thông tin tác nghiệp lần lượt đề cập đến hai yếu tố: giao tiếp trong doanh nghiệp và giao tiếp với bên ngoài. Giao tiếp tương tác này có thể giúp các doanh nghiệp thực phẩm kiểm soát quá trình của họ từ đầu vào đến đầu ra. Ngoài ra, việc trao đổi với khách hàng và nhà cung cấp về các nguy cơ có thể xảy ra cũng giúp làm rõ các yêu cầu của khách hàng về nhà cung cấp.
Yêu cầu 2: Quản lý hệ thống
Yêu cầu quản lý hệ thống được xây dựng dựa trên thực trạng của doanh nghiệp thực phẩm, thường dựa trên một số tiêu chí như sau: Sự tham gia và cam kết của các lãnh đạo trong tổ chức, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc như thế nào.
Yêu cầu 3: Chương trình tiên quyết
Tùy thuộc vào vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi thực phẩm, các chương trình tiên quyết được đề xuất. Các chương trình tiên quyết phải:
Phù hợp theo từng nhu cầu của doanh nghiệp
Phù hợp với quy mô và loại hoạt động của sản phẩm được sản xuất
Áp dụng trên toàn hệ thống
Được sự chấp thuận của đội an toàn thực phẩm
Một số chương trình tiên quyết thường được áp dụng như: GAP, GVP, GMP, GHP, GPP, GDP và GTP.
Yêu cầu 4: Nguyên tắc HACCP
Như đã đề cập ở đầu bài viết, ISO 22000 được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 cần phải đáp ứng 7 nguyên tắc trong HACCP theo quy định dưới đây:
Thực hiện phân tích mối nguy
Xác định được những điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Đặt giới hạn tới hạn
Thiết lập hệ thống giám sát
Thiết lập các hành động khắc phục
Thiết lập quy trình xác minh
Thiết lập thủ tục để lưu trữ hồ sơ
Thủ tục xin cấp chứng chỉ ISO 22000:2018
Để đáp ứng các yêu cầu của ISO 22000:2018, tổ chức cần chuẩn bị các quy trình sau:
Soạn thảo tài liệu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Thủ tục đầu tiên và quan trọng nhất là chuẩn bị tài liệu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các tài liệu này là tài liệu dưới dạng chính sách, mục tiêu, thủ tục và hồ sơ của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
Chuẩn bị tài liệu về quy trình
Thủ tục thứ hai cần làm là chuẩn bị được tài liệu về quy trình. Đặc biệt, doanh nghiệp của bạn sẽ phải lập thành văn bản các quy trình tiêu chuẩn cũng như những quy trình cần thiết nhằm đảm bảo kiểm soát các quy trình khác nhau trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của công ty bạn. Ý nghĩa chung của điều này là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của bạn sẽ có nhiều quy trình được lập thành văn bản hơn là chỉ những quy trình được đặt tên cụ thể trong tiêu chuẩn, nhưng đây sẽ là những tài liệu hữu ích. Họ sẽ đảm bảo rằng các quy trình đang được thực hiện theo kế hoạch và được sự chấp thuận của ban quản lý. Ngược lại, họ cũng sẽ đảm bảo rằng ban quản lý biết cách thực hiện quy trình.
Quy trình cụ thể theo yêu cầu của tiêu chuẩn
Kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, kiểm soát sản phẩm không an toàn, khắc phục, hành động khắc phục, thu hồi và đánh giá nội bộ. Hãy chắc chắn rằng những người khác thực hiện quy trình theo cùng một cách. Nếu bạn không muốn các thủ tục bị lãng quên thì chắc chắn bạn cần xây dựng một hệ thống trong đó mọi thủ tục đều được ghi lại. Song song với đó là hướng dẫn công việc sẽ trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu đối với hệ thống của bạn.
Tầm quan trọng của ISO 22000:2018
Trong vài năm gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy việc kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ khâu quản lý hệ thống là vô cùng quan trọng. Hệ thống quản lý thực phẩm bị lỗi có thể đe dọa sức khỏe và sự an toàn của một số lượng lớn người tiêu dùng. Dưới đây là một số thông tin về tầm quan trọng của ISO 22000:2018 đối với doanh nghiệp và xã hội:
Đối với doanh nghiệp thực phẩm
Giúp tổ chức, doanh nghiệp cải thiện sự hài lòng của khách hàng
Nâng cao được tính minh bạch của doanh nghiệp trong hoạt động quản lý
Nâng cao khả năng ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra
Ngoài ra, hiện nay nhà nước ta đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn đăng ký ISO 22000:2018 với nhiều quyền lợi kèm theo như:
Miễn thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất cho cơ sở kinh doanh thực phẩm đạt chứng nhận ISO 22000:2018
Doanh nghiệp có chứng chỉ ISO 22000:2018 không bắt buộc phải kiểm tra định kỳ sản phẩm
Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh trên thị trường ẩm thực hiện nay đều cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp. Vậy nên chứng nhận ISO 22000:2018 là sự lựa chọn tốt nhất.
Đối với người tiêu dùng
Việc tăng tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ ISO 22000:2018 có ý nghĩa rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Nó giúp:
Cải thiện sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng bằng cách giảm thiểu rủi ro thực phẩm có thể xảy ra
Giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm thực phẩm
Dễ dàng tìm kiếm nguồn gốc sản phẩm đã qua sử dụng
Trên đây là những chia sẻ của Viện chất lượng ISSQ về Chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống an toàn thực phẩm
Hy vọng qua bài viết sẽ cung cấp được các thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 07/06/2023
Tin liên quan
- Áp dụng Hệ thống quản lý bảo mật thông tin ISO/IEC 27001: Đảm bảo an toàn trên môi trường số
- Thông báo tuyển dụng: Phụ trách nhân sự
- Thông báo tuyển dụng: Chuyên gia đánh giá
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Viện Chất lượng ISSQ và Hội đồng Môi trường Singapore
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- Thông báo tuyển dụng: Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- SA 8000 Tiêu chuẩn cải thiện điều kiện lao động và tăng cường quản lý xã hội
- Dầu nhờn động cơ đốt trong bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN14:2018/BKHCN
- Viện ISSQ thông báo lịch đào tạo Giám định viên năm 2024
- Dầu nhờn động cơ đốt trong bắt buộc chứng nhận theo QCVN 14:2018/BKHCN
- Chứng nhận QCVN 04:2009/BKHCN - Hợp quy thiết bị điện, điện tử.