Cam Vinh nhái tràn ngập chợ online Tiêu chuẩn nào nhận biết cam Vinh xịn
(VietQ.vn) - Trên chợ online giá cam Vinh được bán rất rẻ. Chỉ dẫn địa lý “Vinh” dùng cho sản phẩm cam dường như đang bị lạm dụng một cách phổ biến khiến người tiêu dùng không biết đâu là thật – giả.
Trồng ở Tuyên Quang, Yên Bái vẫn gọi ‘cam Vinh’
Trên group mua bán online, người bán quảng cáo cam Vinh và bán với giá chỉ 15.000 – 20.000đ/kg. Trong khi đó, cam được trồng ở Vinh trên thị trường có giá là 60.000đ/kg. Nhiều người tiêu dùng tỏ ra nghi ngại về sự nhập nhèm tên gọi khi mua loại trái cây đặc sản này.
Bắt đầu vào vụ cam, nhiều tiểu thương đã nhập nhèm tên gọi nguồn gốc trái cây này để bán được dễ hơn
Chị Thu Hương (Đội Cấn, Ba Đình, HN) cho biết, dù mới vào vụ cam nhưng trên thị trường cam đã được bán rất nhiều và đâu đâu cũng gọi những loại cam có thương hiệu như: cam Vinh, cam Cao Phong… để thu hút khách.
“Ngoài Bắc chỉ có cam Vinh và cam Cao Phong là nổi tiếng nên rất hay bị người bán mạo danh. Cam Vinh chính gốc không bao giờ có giá 15.000đ/kg, giá này chỉ là giống cam giống cam Vinh thôi”, chị Hương nói.
Trên mạng xã hội facebook, cam Vinh được bán nhiều tuy nhiên theo tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, loại cam được gọi là cam Vinh này được bán giá rẻ chủ yếu được trồng ở các địa phương khác.
"Cam Vinh" trồng ở Tuyên Quang được rao bán trên MXH chỉ có giá 13.000đ/kg
Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, đại diện Hội Sản xuất và Kinh doanh cam Vinh cho biết: “Trái cam Vinh xịn được trồng ở đất Nghệ An có quả vừa phải, vỏ mỏng, mọng nước, vị thơm đặc trưng. Vì là sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nên cam Vinh đều có dấu hiệu nhận biết nhờ tem được gắn trên quả. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có loại cam được trồng tại Vinh nhưng không được gắn tem, tuy nhiên giá của loại cam này cũng không bao giờ có giá rẻ như vậy”.
Cũng theo đại diện này, về logo và nhãn mác chỉ dẫn địa lý Cam Vinh. Trước hết không phải bất cứ ai sản xuất cam trên đất được quy hoạch, với giống được bảo hộ, với quy trình GAP cũng đương nhiên được gắn logo, dán nhãn mác chỉ dẫn địa lý Cam Vinh một cách xô bồ. Người sản xuất cam muốn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Cam Vinh phải chứng tỏ qua kiểm định phẩm cấp, độ sạch của quả cam họ trồng, và nhất là phải có trách nhiệm hết sức cao với logo và nhãn mác mà mình được có. Do đó, logo và nhãn mác chỉ dẫn địa lý Cam Vinh phải làm hàng năm chứ không phải cấp một lần cho nhiều năm và cho những hộ tự nguyện đăng ký làm thành viên sản xuất cam trong chỉ dẫn địa lý Cam Vinh.
Cam Vinh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm 2007. Ảnh: Cục Sở hữu trí tuệ
Dán logo để bảo vệ cam Vinh
Năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ dẫn địa lý "cam Vinh" bao gồm cam trồng tại 12 xã của 5 huyện ở Nghệ An với diện tích gần 2.000 hecta cam.
Tuy nhiên, với sự nhốn nháo của thị trường sản phẩm này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền mới đây đã yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An sớm hoàn thiện quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý "Vinh" đối với sản phẩm cam quả của tỉnh, trong đó chú trọng việc không để xảy ra tình trạng lạm dụng tem chỉ dẫn, làm mất uy tín thương hiệu.
Số lượng tem, logo được cấp phải căn cứ trên số lượng cam thực tế sản xuất được của nhà vườn. Việc dán tem không phải do người kinh doanh dán mà được dán từ người sản xuất.
Đây là giải pháp để người tiêu dùng nhận biết, phân biệt cam Vinh với các sản phẩm khác cũng cơ sở để xử lý các hành vi buôn bán cam nhái nhãn hiệu cam Vinh
(Nguồn: Vietq.vn) Uyên Chi
Tin liên quan
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu
- Châu Âu công bố cập nhật tiêu chuẩn sửa đổi an toàn đồ chơi
- Nâng cao quy chuẩn và tăng cường kiểm tra chất lượng nước sạch
- Chính phủ ban hành Nghị quyết về giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025
- Tiêu chuẩn ISO 21001:2018 – công cụ hữu ích cho các tổ chức giáo dục
- ISO 45001:2018 – chìa khóa bảo đảm an toàn lao động cho doanh nghiệp
- Cần nhanh chóng xây dựng các bộ tiêu chuẩn về nhân lực an ninh mạng
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng chuẩn ISO
- ISO 27001:2022 - Phiên bản mới nhất của Hệ thống Quản lý an toàn thông tin
- Tích hợp ISO/IEC 27001:2022 và ISO 9001:2015: Giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, kiểm soát an toàn thông tin
- ISO 14001 giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện các vấn đề về môi trường
- Áp dụng Hệ thống quản lý bảo mật thông tin ISO/IEC 27001: Đảm bảo an toàn trên môi trường số
- TCVN 13866:2023 xác định độ ổn định kích thước của thanh định hình polyvinyl clorua
- Thông báo tuyển dụng: Phụ trách nhân sự