Viện ISSQ chứng nhận QCVN8:2020/BCT Giới hạn hàm lượng chì trong Sơn
Chứng nhận QCVN08:2020/BCT – Giới hạn hàm lượng chì trong Sơn là quy chuẩn đã có hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Quy chuẩn này chính là yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị kinh doanh của các sản phẩm sơn trước khi đưa ra bên ngoài thị trường
1. Hàm lượng chì có trong Sơn theo Chứng nhận QCVN08:2020/BCT là gì?
Hàm lượng chì có trong sơn nghĩa là hàm lượng chì có % khối lượng của chì được tính theo kim loại (Pb) nó tồn tại ở các dạng đơn chất và hợp chất của chì có trong sơn hoặc lớp phủ bề mặt được xác định theo phương pháp thử đã quy định tại QCVN08:2020/BCT.
Chứng nhận QCVN08:2020/BCT là bắt buộc để đảm bảo hàm lượng chì có trong Sơn đạt tiêu chuẩn trước khi lưu hành sản phẩm sơn ra thị trường tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam.
Vai trò của Sơn và giá trị đích thực của Sơn là lớp phủ làm đẹp và bảo vệ. Chỉ cần một lớp sơn mỏng khoảng chừng vài phần trăm milimet là có thể ngăn ngừa được sự xuống cấp của những công trình như bị rỉ sét, nhiệt độ, ăn mòn từ hóa chất,…
2. Những tác hại khi không chứng nhận hợp quy hàm lượng chì có trong sơn QCVN08:2020/BCT
Những vai trò và giá trị của sơn cực kỳ thiết thực tuy nhiên, khi quy trình sản xuất Sơn, nhập khẩu, kinh doanh không đảm bảo về Chứng nhận QCVN08:2020/BCT thì sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và môi trường.
Tác hại đối với sức khỏe người lao động sản xuất
Trong quá trình sản xuất Sơn hoặc trong quá trình hoàn thiện sản phẩm nếu người lao động không đảm bảo hàm lượng chì có trong sơn thì có thể làm tổn thương đa dạng và phức tạp lên hầu hết các cơ quan và các hệ cơ quan trong cơ thể gồm: cơ quan tạo máu, xương khớp, trí tuệ, thận tiết niệu, ung thư.
Tác hại đối với sức khỏe cộng đồng
Hiện nay, công nghệ sản xuất sơn đã tồn tại ở Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có nhiều cơ sở sản xuất không đạt tiêu chuẩn về các sản phẩm đầu ra, hàm lượng chì có trong sơn vượt rất nhiều lần tiêu chuẩn cho phép >600 ppm. Bởi vậy, các sản phẩm đó ra đời sẽ tác động đến sức khỏe cộng đồng rất nhiều.
Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng khá yếu và nguy cơ nhiễm độc chì từ nhiều nguồn khác nhau ví dụ như xăng pha chì, ô nhiễm môi trường,.. có thể dẫn đến bệnh về hô hấp, ung thư.
Trong quá trình sản xuất sơn không đảm bảo dẫn đến người sử dụng rất dễ nhiễm độc từ chất VOCs trong quá trình liên kết tạo thành lớp sơn, hợp chất này đặc điểm rất dễ dàng bay hơi. Khi hít phải VOCs với nồng độ cao sẽ làm kích ứng đường hô hấp, đặc biết đối với những người có tiền sử về viêm xoang, hen suyễn hít phải chất này.
Tác hại phơi nhiễm tới các thợ làm Sơn khi làm việc với sản phẩm Sơn mà có hàm lượng chì và thủy ngân vượt mức quy định, đáng báo động khi đo chỉ số ở trong máu của thợ Sơn lâu năm khi sử dụng sơn không rõ nguồn gốc thì nồng độ Chì ug/dl cao hơn mức cho phép.
Tác hại đối với môi trường sinh quyển
Ngành sản xuất các sản phẩm Sơn luôn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh vì nó chứa nhiều chất thải với các thành phần hóa chất độc hại.
Hóa chất Triutyltin được cho là sử dụng công nghiệp Sơn rất độc hại và gây ra nguy hiểm đối với những sinh vật ở dưới nước
Trong quá trình sản xuất Sơn các khi thải Cacbon, phát sinh hợp chất hữu cơ dễ bay hơi làm tác động lớn đến tầng Ozon.
3. Mục tiêu của chứng nhận QCVN08:2020/BCT - Giới hạn hàm lượng chì trong sơn.
Yêu cầu của chứng nhận hợp quy hàm lượng chì có trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT sẽ đảm bảo những yêu cầu về mức độ an toàn sản phẩm khi sử dụng và không gây tác động hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.
+ Nhằm giảm nhiễu độc chì có thể làm tổn thương đa dạng và phức tạp lên hầu hết các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể như cơ quan tạo máu, xương khớp, tim mạch, trí tuệ, thận tiết niệu. Trẻ em cũng có nguy cơ nhiễm độc chì từ nhiều nguồn khác nhau ví dụ như xăng pha chì, sơn pha chì, đồ chơi, tái chế ác quy, hoạt động khai khoáng, ô nhiễm môi trường…
+ Giảm tác động về độc hại tới môi trường làm việc, sức khỏe công nhân viên tham gia trong quá trình sản xuất Sơn.
+ Đồng thời giảm độc hại tới môi trường xung quanh: ví dụ như không khí, đất, nước…
4. Phạm vi đối tượng của Chứng nhận QCVN08:2020/BCT
+ Về phạm vi:
Yêu cầu quy định về kỹ thuật
Yêu cầu quy định về phương pháp xử lý
Nhằm đáp ứng theo quy phạm pháp luật thể hiện ở Chứng nhận QCVN08:2020/BCT
Đối tượng áp dụng đối với Chứng nhận QCVN08:2020/BCT gồm:
Các tổ chức, cá nhân sản xuất
Nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm Sơn
Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
5. Dịch vụ chứng nhận QCVN08:2020/BCT – Giới hạn hàm lượng chì trong Sơn ở viện chất lượng ISSQ.
Viện chất lượng ISSQ là một tổ chức chứng nhận độc lập, uy tín.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận các vật liệu xây dựng;
Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng theo quy định của pháp luật và đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
Trên đây là những thông tin hữu ích về Chứng nhận QCVN08:2020/BCT – Giới hạn hàm lượng chì trong Sơn mà các doanh nghiệp nên biết.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 14/10 /2022
Tin liên quan
- Thông báo tuyển dụng Chuyên gia đánh giá
- Thông báo tuyển dụng Phụ trách nhân sự
- Thông báo Tuyển dụng Thử nghiệm viên Phòng thử nghiệm Hóa dầu
- Họp tham vấn lần thứ nhất cho hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam”
- Thông báo Mời tham gia tham vấn: Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng Việt Nam”
- Thông báo tuyển dụng Chuyên viên nội dung
- Thông báo về việc thay đổi nhân sự của Viện ISSQ
- Thông báo mời tham gia tham vấn lần thứ nhất Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật "Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam"
- Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất thanh hợp kim nhôm
- Những nội dung chính trong tiêu chuẩn ISO 27001
- Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485
- Viện Chất lượng ISSQ đào tạo giám định viên
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- QCVN 08:2020/BCT - Chứng nhận hợp quy Hàm lượng Chì trong Sơn.
- Viện Chất lượng ISSQ tổ chức họp khởi động dự án Hỗ trợ Kỹ thuật “Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS Việt Nam)
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?