Quy định về hợp quy đồ chơi trẻ em theo QCVN 3:2019/BKHCN
Trên thị trường hiện nay có vô số loại đồ chơi trẻ em đến từ nhiều thương hiệu trong và ngoài nước. Bên cạnh những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn có nhiều mặt hàng trôi nổi có nguy cơ gây mất an toàn. Vì vậy, việc lựa chọn đồ chơi đảm bảo chất lượng khiến các bậc phụ huynh phải cân nhắc. Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành QCVN 3:2019/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em để quản lý sản phẩm này.
Giấy chứng hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp quy sản phẩm là hoạt động đánh giá, xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể về mức độ phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Cụ thể, quy chuẩn kỹ thuật được hiểu là những quy định về giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với một sản phẩm cụ thể. Mục đích của quy chuẩn kỹ thuật là nhằm đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất, kinh doanh phải an toàn, không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Đồng thời, bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia và các yêu cầu thiết yếu khác.
Việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là bắt buộc. Phương pháp đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Nói cách khác, chứng nhận hợp quy là một hình thức, hoạt động đánh giá sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp xem có đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không. Mọi sản phẩm, hàng hóa đều phải có giấy chứng nhận hợp quy khi sản xuất, nhập khẩu trước khi được lưu thông trên thị trường. Chứng nhận hợp quy khác với chứng nhận hợp chuẩn ở chỗ đây là thủ tục bắt buộc trước khi hàng hóa được cung cấp ra thị trường cho người tiêu dùng/nhà phân phối, nhà bán lẻ...
Quy định của QCVN 3:2019/BKHCN về An toàn đồ chơi trẻ em
Đồ chơi trẻ em không đảm bảo chất lượng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cho trẻ khi tiếp xúc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, có nguy cơ gây hại trực tiếp, gián tiếp gây ô nhiễm một số hóa chất độc hại cho trẻ khi sử dụng. Để bảo vệ sức khỏe trẻ em, các doanh nghiệp kinh doanh đồ chơi trẻ em cần lưu ý những quy định mới sau:
Không mua bán, mua bán đồ chơi trẻ em không còn được phép lưu hành trên thị trường: Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/9/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồ chơi vui chơi trẻ em - QCVN Thông tư 3:2019/BKHCN thay thế QCVN 3:2009/BKHCN quy định: Đồ chơi trẻ em sản xuất/nhập khẩu từ ngày 01/01/2020 trở đi phải được chứng nhận và công bố gắn nhãn “CR” và ghi nhãn theo quy định, được phép lưu hành trên thị trường; Đồ chơi trẻ em sản xuất/nhập khẩu và kinh doanh trước ngày 31/12/2020 đã được chứng nhận và công bố phù hợp QCVN 3:2009/BKHCN chỉ được phép lưu hành đến ngày 31/12/2021.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, các cơ sở chỉ được bán đồ chơi trẻ em đã công bố hợp quy QCVN 3:2019/BKHCN và hàng hóa phải có nhãn, gắn dấu “CR” theo quy định.
Nếu cơ sở tiếp tục bán đồ chơi trẻ em đã công bố phù hợp QCVN 3:2009/BKHCN sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 119/2017/ND-CP và Nghị định số 126/2012/ ND-CP.
Việc đồ chơi trẻ em khi bán ra phải được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo yêu cầu chất lượng và phù hợp với hồ sơ chất lượng kèm theo. Cơ sở cần kiểm soát các vấn đề cơ bản sau khi kinh doanh đồ chơi trẻ em:
Kiểm tra thông tin số QCVN trên nhãn hoặc trên sản phẩm hoặc trên dấu “CR” để xác định đồ chơi trẻ em thương mại đã được công bố hợp quy theo quy định mới (QCVN 3:2019/BKHCN).
Kiểm tra việc dán nhãn “CR”: Dấu “CR” được dán trên sản phẩm, bao bì hoặc trên nhãn mác đồ chơi trẻ em, kèm theo các thông tin: Tên viết tắt (có thể kèm logo) của tổ chức chứng nhận, số hiệu của tổ chức chứng nhận. Giấy chứng nhận (trong đó mã số đồ chơi trẻ em phải nằm trong danh mục Giấy chứng nhận).
Kiểm tra nhãn sản phẩm và các thông tin thể hiện trên nhãn sản phẩm để xác định việc ghi nhãn có đáp ứng quy định hay không: Nhãn đồ chơi trẻ em phải ghi bằng tiếng Việt (hàng nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt) phải có các thông tin cơ bản sau: Tên hàng hóa; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa); Xuất xứ hàng hóa; Các nội dung khác: Thành phần; thông số kỹ thuật; thông tin cảnh báo; Hướng dẫn sử dụng; năm sản xuất.
Cơ sở kinh doanh phải yêu cầu nhà cung cấp cung cấp và lưu giữ tại nơi bán Giấy chứng nhận hợp quy (bản sao) của đồ chơi trẻ em. Kiểm tra, so sánh sự tương thích giữa thông tin ghi trên nhãn sản phẩm và dấu “CR” với thông tin ghi trên Giấy chứng nhận hợp quy của đồ chơi trẻ em tương ứng.
Cơ sở chỉ được phép kinh doanh đồ chơi trẻ em đã được công bố hợp quy/đã được kiểm định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN, có dán nhãn và gắn dấu “CR” theo quy định và phù hợp với Giấy chứng nhận hợp quy của đồ chơi trẻ em tương ứng kèm theo. Nếu không thực hiện đúng các quy định trên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Trên đây là những thông tin về Quy định về hợp quy đồ chơi trẻ em theo QCVN 3:2019/BKHCN.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 01/02/2024
Tin liên quan
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?
- Vai trò của Hệ thống Quản lý Môi trường theo ISO 14001
- Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn GMP
- Nhóm sản phẩm chứng nhận phù hợp theo QCVN 16:2023/BXD
- ISO 20000 - Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý Dịch vụ Công nghệ Thông tin
- Những nguyên tắc cơ bản của Tiêu chuẩn HACCP
- Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng ISO 22301
- Vật liệu xây dựng bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD
- Tiêu chuẩn ISO 21001 áp dụng đối với các tổ chức giáo dục
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp
- Quy trình để Chứng nhận ISO 28000
- Chứng nhận ISO 21001:2018 - công cụ quản lý chất lượng hữu ích đối với các tổ chức giáo dục
- Chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử QCVN 4:2009/BKHCN
- Điều kiện để được chứng nhận HACCP
- Ván gỗ nhân tạo có cần chứng nhận phù hợp Quy chuẩn 16:2023/BXD?
- ISO 21001 Tiêu chuẩn đầu tiên áp dụng đối với các Tổ chức giáo dục