Chứng nhận hợp quy Thức ăn thủy sản phù hợp Quy chuẩn QCVN 2-31: 2019/BNNPTNT
Nước ta có lợi thế đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hiện nay chăn nuôi thủy sản đã trở thành một hướng sản xuất mũi nhọn trong ngành chăn nuôi của nước ta. Đóng vai trò lớn nhất để tạo nên kết quả ấy chính là nguồn thức ăn được đảm bảo và có chất lượng cao.
Trên cơ sở giúp kiểm soát Chất lượng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu hành trên thị trường. Tháng 11 năm 2019 Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn đã ban hành thông tư 07/2019 kèm theo Quy chuẩn quy định các chỉ tiêu an toàn và giới hạn cho phép của một số chất (kim loại nặng, vi sinh vật …) trong một số dạng thức ăn dùng cho chăn nuôi thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Tất cả các tổ chức cá nhân, sản xuất, kinh doanh nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải thực hiện công bố hợp quy cho Sản phẩm trước khi phân phối và kinh doanh kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2020.
Nội dung của Quy chuẩn bao gồm:
- QCVN 2-31-1: 2019/BNNPTN: Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗ hợp
- QCVN 2-31-2: 2019/BNNPTN: Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung
- QCVN 2-31-3: 2019/BNNPTN: Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn tươi sống
Những lợi ích khi doanh nghiệp được cấp GCN phù hợp Quy chuẩn QCVN 2-31:2019
- Công bố hợp quy chất lượng là yêu cầu bắt buộc theo quy định thông tư của nhà nước, Việc doanh nghiệp thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố giúp sản phẩm của doanh nghiệp được kinh doanh rộng rãi tránh được các rủi ro pháp lý, kiểm tra thị trường.
- Chất lượng sản phẩm được đảm bảo, doanh số tiêu thụ tăng, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, đồng thời nhận được sự tin tưởng của khách hàng.
- Tạo ra nhiều cơ hội hợp tác, mở rộng nguồn khách với các thị trường nước ngoài, có ưu thế hơn trong các dự án đấu thầu
- Chất lượng nguồn thức ăn thủy sản đảm bảo, góp phần tạo ra các sản phẩm an toàn đối với sức khỏe của con người và môi trường.
- Doanh nghiệp công bố hợp quy đầy đủ giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được chất lượng các sản phẩm trên thị trường
Quy trình chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi tại ISSQ.
Viện Chất lượng ISSQ với đội ngũ chuyên môn nhiều kinh nghiệm, tận tâm luôn cố gắng cung cấp dịch vụ chất lượng, Quý có quan, doanh nghiệp cần Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi tại Viện ISSQ bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ( nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 3 năm
Sau khi nhận kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận, Doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu hồ sơ và bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành được chỉ định (Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – tại tỉnh, thành phố doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh)
Danh mục hồ sơ cơ bản bao gồm:
- Bản công bố hợp quy theo Mẫu 2. CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ Sản phẩm phù hợp Quy chuẩn, kèm theo mẫu dấu hợp quy mà tổ chức chứng nhận đã cấp.
- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh về thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức (Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác)
Ngoài ra, trong quá trình thẩm xét hồ sơ, có thể bổ sung các tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chuyên trách.
Hi vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích và cần thiết cho bạn đọc.
-
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.Ngày đăng: 28/08/2023
Tin liên quan
- Những điểm chính của phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 29001
- Quy định kỹ thuật về chứng nhận QCVN 14:2018/BKHCN
- Tổng quát về chứng nhận ISO 20000 trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Lợi ích áp dụng chứng nhận ISO 22301:2019 Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục.
- Chứng nhận Gạch bê tông tự chèn theo TCVN 6476:1999
- 4 Nguyên tắc trong chứng nhận ISO 45001:2018
- Chứng nhận thức ăn thuỷ sản - Phần I: Thức ăn hỗn hợp
- Công ty TNHH Toàn Thịnh Chứng nhận ISO 9001:2015; ISO 45001:2018; ISO 14001:2015
- Tầm quan trọng của chứng nhận HACCP
- Viện Chất lượng ISSQ phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lớp Đào tạo TCVN ISO 9001:2015 năm 2023 tại Hà Nội
- Các sản phẩm “thiết bị điện, điện tử” bắt buộc chứng nhận QCVN 4:2009/BKHCN
- Công ty TNHH MTV Sơn Đức Bắc Sơn chứng nhận QCVN16:2019/BXD
- Viện ISSQ đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm theo ISO 17065
- Những thay đổi chính của Chứng nhận ISO 27001:2022
- ISO 20000 - Hệ thống Quản lý dịch vụ Công nghệ Thông tin
- Viện ISSQ chứng nhận ISO 27001 đối với Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS
- Tại sao chứng nhận ISO 22301:2019 quan trọng với doanh nghiệp
- Lý do Doanh nghiệp chọn chứng nhận ISO 28001:2013
- Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng chứng nhận theo QCVN 16:2023/BXD.
- Lợi ích doanh nghiệp áp dụng chứng nhận HACCP Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn