Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017- Tiêu chuẩn đầu tiên của nước ta về Nông nghiệp hữu cơ.
Từ xưa đến nay vấn đề thực phẩm sạch luôn được quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Đặc biệt ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ và việc sử dụng các hóa chất để kích thích sự phát triển của thực vật khiến việc tìm kiếm các sản phẩm hữu cơ, nguồn gốc thuần tự nhiên trở thành xu hướng của người tiêu dùng.
Vậy Nông nghiệp hữu cơ là gì? Là hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp hoặc thuốc trừ sâu các chất điều tiết kích thích tăng trưởng cây trồng, chất phụ gia trong thức ăn gia súc nhằm mục đích tăng năng suất, duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và đặc biệt là sức khỏe con người.
Hiện nay Việt Nam có diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng, các sản phẩm ngày đa dạng vì vậy tháng 12/2017, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành bộ Tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ đầu tiên của nước ta– nội dung bao gồm hệ thống các quy định, yêu cầu về quá trình sản xuất, chế biến và ghi nhãn sản phẩm hữu cơ, hướng dẫn chi tiết trong trồng trọt, chăn nuôi và yêu cầu với tổ chức chứng nhận.
Nội dung của Tiêu chuẩn gồm có:
- TCVN 11041-1:2017Phần 1:Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- TCVN 11041-2:2017 Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
- TCVN 11041-3:2017 Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
- TCVN 11041-4:2017Phần 4: Yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ.
Ngoài ra sẽ có một số tiêu chuẩn cho các sản phẩm đặc thù:
- TCVN 11041-5:2017Phần 5: Gạo hữu cơ (Quy định về quá trình trồng lúa, chăm sóc, thu hoạch và chế biến thành phẩm)
- TCVN 11041-6:2018Phần 6: Chè hữu cơ
- TCVN 11041-7:2018 Phần 7: Sữa hữu cơ
- TCVN 11041-8:2018 Phần 8Tôm hữu cơ
- TCVN 11041-9:2023 Phần 9 : Mật ong hữu cơ.
- TCVN 11041-10:2023 Phần 10: Rong biển hữu cơ
- TCVN 11041-11:2023 về nấm hữu cơ, TCVN 11041-12:2023 về rau mầm hữu cơ và TCVN 11041-13:2023 về trồng trọt hữu cơ trong nhà màng, thùng chứa.
Những lợi ích khi Doanh nghiệp, tổ chức được chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ theo TCVN 11041:2017
- Tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao, không tồn dư chất kích thích hay thuốc bảo vệ thực vật, năng suất tăng, thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng
- Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong thị trường, đón đầu và thích ứng với xu hướng tiêu dùng ngày nay.
- Mở ra cơ hội thâm nhập, xuất khẩu và phát triển các sản phẩm nông nghiệp vào các thị trường khó tính như EU hay Mỹ,
- Nông nghiệp hữu cơ không chỉ tạo ra các sản phẩm chất lượng mà còn cải thiện môi trường, phục hồi và cải thiện độ phì nhiêu màu mỡ của đất, nguồn nước ít bị ô nhiễm, duy trì sự đa dạng sinh vật.
Quy trình chứng nhận nông nghiệp hữu cơ tại Viện ISSQ:
Viện Chất lượng ISSQ được thành lập hơn 10 năm, ngày càng khẳng định được vị thế của mình bằng việc cung cấp những dịch vụ chất lượng cao và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lưa chọn hợp tác để thực hiện chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo TCVN 11041:2017. Quy trình chứng nhận gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ( nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 2 năm)
Để được cấp GCN Doanh nghiệp cần đáp ứng 2 yêu cầu sau:
- Các tài liệu áp dụng phù hợp thực tế và yêu cầu của tiêu chuẩn, đã tiến hành khắc phục các điểm chưa phù hợp, các điểm khuyến nghị và đã gửi lại bằng chứng khắc phục cho đoàn đánh giá.
- Các kết quả phân tích mẫu đạt yêu cầu, quy định
Thời hạn hiệu lực của chứng nhận nông nghiệp hữu cơ trong vòng 2 năm. Định kỳ 12 tháng/ lần doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá giám sát theo quy định, để đảm bảo Tiêu chuẩn luôn được áp dụng liên tục và cải tiến (nếu có). Kết quả của cuộc giám sát là cơ sở để tổ chức chứng nhận kết luận về việc duy trì GCN cho doanh nghiệp.
Sau thời hạn 2 năm, Viện ISSQ sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận lại (nếu Doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục duy trì Giấy chứng nhận) hoặc nâng cấp phiên bản.
Nông nghiệp hữu cơ không chỉ đem lại lợi nhuận cao hơn cho sản phẩm của doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao sức khỏe, tuổi thọ con người, bảo vệ môi trường sinh thái. Viện Chất lượng ISSQ luôn trân trọng những cơ hội hợp tác cùng doanh nghiệp trên con đường phát triển.
-
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.Ngày đăng: 30/08/2023
Tin liên quan
- Những điểm chính của phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 29001
- Quy định kỹ thuật về chứng nhận QCVN 14:2018/BKHCN
- Tổng quát về chứng nhận ISO 20000 trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Lợi ích áp dụng chứng nhận ISO 22301:2019 Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục.
- Chứng nhận Gạch bê tông tự chèn theo TCVN 6476:1999
- 4 Nguyên tắc trong chứng nhận ISO 45001:2018
- Chứng nhận thức ăn thuỷ sản - Phần I: Thức ăn hỗn hợp
- Công ty TNHH Toàn Thịnh Chứng nhận ISO 9001:2015; ISO 45001:2018; ISO 14001:2015
- Tầm quan trọng của chứng nhận HACCP
- Viện Chất lượng ISSQ phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lớp Đào tạo TCVN ISO 9001:2015 năm 2023 tại Hà Nội
- Các sản phẩm “thiết bị điện, điện tử” bắt buộc chứng nhận QCVN 4:2009/BKHCN
- Công ty TNHH MTV Sơn Đức Bắc Sơn chứng nhận QCVN16:2019/BXD
- Viện ISSQ đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm theo ISO 17065
- Những thay đổi chính của Chứng nhận ISO 27001:2022
- ISO 20000 - Hệ thống Quản lý dịch vụ Công nghệ Thông tin
- Viện ISSQ chứng nhận ISO 27001 đối với Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS
- Tại sao chứng nhận ISO 22301:2019 quan trọng với doanh nghiệp
- Lý do Doanh nghiệp chọn chứng nhận ISO 28001:2013
- Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng chứng nhận theo QCVN 16:2023/BXD.
- Lợi ích doanh nghiệp áp dụng chứng nhận HACCP Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn