Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn GMP
Theo Nghị định Số: 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018, khi công bố sản phẩm là nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe yêu cầu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Vì vậy, có chứng chỉ GMP là điều kiện bắt buộc để các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm sức khỏe tiếp tục sản xuất cũng như gia tăng uy tín cho sản phẩm, doanh nghiệp. Vậy chứng nhận GMP là gì? Hãy cùng Viện Chất lượng ISSQ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Giấy chứng nhận GMP là gì?
Chứng chỉ GMP là một trong những chứng nhận cần thiết để chứng minh năng lực, uy tín của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo sản phẩm (thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm) được sản xuất ra. đồng đều về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đặt ra và an toàn cho người lao động.
Để được đánh giá chứng nhận GMP, chúng ta phải tìm các công ty tư vấn đào tạo chứng nhận GMP, tổ chức chứng nhận GMP uy tín, chất lượng và hỏi rõ cách phân biệt chứng nhận GMP thật và giả. Làm thế nào để có được chứng chỉ GMP, đồng thời biết và hiểu mẫu chứng chỉ GMP.
Tại sao phải có chứng chỉ GMP?
Theo quy định 4288/QD-BYT, tất cả các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) cần đáp ứng yêu cầu GMP và có giấy chứng nhận GMP mới được xem xét phê duyệt.
Theo khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật An toàn thực phẩm, để đáp ứng tiêu chuẩn GMP đối với thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần đạt được:
Về con người: Nhân viên có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được đào tạo kiến thức cơ bản về GMP.
Cơ sở vật chất & thiết bị sản xuất : Hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị, tiện ích được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng. Thiết bị phù hợp giảm thiểu các mối nguy hiểm và rủi ro hư hỏng.
Hồ sơ và thủ tục kiểm soát hệ thống chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng phải được thiết lập và duy trì để kiểm soát quá trình sản xuất và phân phối. Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để ngăn ngừa sai sót, ô nhiễm hoặc lây nhiễm chéo.
Quy trình chế biến: Cần có từng bước cụ thể trong quy trình chế biến để đảm bảo thực hiện chính xác các quy định đã đề ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quá trình bảo quản và phân phối: Quản lý chặt chẽ các tác nhân vật lý, hóa học (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, ánh sáng…), đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Quy định pháp luật về chứng nhận GMP
Năm 1997, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định 05/1997/TĐC. Hướng dẫn chung về các nội dung cơ bản của tiêu chuẩn GMP áp dụng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm.
Năm 2004, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT Triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Cùng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 08/2004/QĐ-BNN-TY ngày 30/3/2004. Triển khai và áp dụng những nguyên tắc và tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc thú y”.
Năm 2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5/2008/QD-BYT. Quy định cơ sở sản xuất thuốc đông y phải áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc GMP như cơ sở sản xuất thuốc hiện đại.
Năm 2016 Bộ y tế ban hành thông tư 02/2016/TT-BYT : Quy định việc áp dụng GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Năm 2018 Chính phủ ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP : Quy định kể từ ngày 01/07/2018, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng tiêu chuẩn GMP TPBVSK theo hướng dẫn của Bộ y tế.
Đặc biệt, phải áp dụng các tiêu chuẩn GMP, HACCP, ISO 22000,… trong sản xuất và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các lĩnh vực, công ty áp dụng tiêu chuẩn GMP
Chứng nhận GMP áp dụng với các lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm với các yêu cầu điều kiện vệ sinh cao như:
6 ý nghĩa của chứng chỉ GMP
- Tất cả các quy trình quan trọng đều được xem xét, quy trình hóa, phê duyệt và triển khai để đảm bảo tính ổn định và phù hợp với các thông số kỹ thuật.
- Các điều kiện cho quá trình sản xuất được xác định và các yêu cầu thực hiện và kiểm soát được nêu rõ ràng.
- Chi phí thấp hơn do quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng được chuẩn hóa, yêu cầu tối thiểu đối với nhà xưởng, thiết bị được xác định rõ ràng để đầu tư có hiệu quả (không đầu tư quá mức cần thiết gây vướng mắc) tránh lãng phí hoặc đầu tư không đúng mục đích).
- Nâng cao tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội ngũ nhân viên, tăng sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý.
- Đạt được sự công nhận quốc tế, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh và xuất khẩu thực phẩm.
- Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau, đáp ứng tiến trình hội nhập và yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Trên đây là những thông tin về tại sao doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn GMP.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 19/04/2024
Tin liên quan
- Tích hợp ISO/IEC 27001:2022 và ISO 9001:2015: Giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, kiểm soát an toàn thông tin
- ISO 14001 giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện các vấn đề về môi trường
- TCVN 13866:2023 xác định độ ổn định kích thước của thanh định hình polyvinyl clorua
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?
- Vai trò của Hệ thống Quản lý Môi trường theo ISO 14001
- Nhóm sản phẩm chứng nhận phù hợp theo QCVN 16:2023/BXD
- ISO 20000 - Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý Dịch vụ Công nghệ Thông tin
- Những nguyên tắc cơ bản của Tiêu chuẩn HACCP
- Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng ISO 22301
- Vật liệu xây dựng bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD
- Tiêu chuẩn ISO 21001 áp dụng đối với các tổ chức giáo dục
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp
- Quy trình để Chứng nhận ISO 28000
- Chứng nhận ISO 21001:2018 - công cụ quản lý chất lượng hữu ích đối với các tổ chức giáo dục
- Chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử QCVN 4:2009/BKHCN
- Điều kiện để được chứng nhận HACCP