Ván gỗ nhân tạo có cần chứng nhận phù hợp Quy chuẩn 16:2023/BXD?
Ván gỗ nhân tạo là gì? Ván nhân tạo hay còn gọi là ván công nghiệp tên tiếng anh là Wood – Based Panel là loại gỗ dùng keo hoặc hóa chất kết hợp với gỗ vụn để tạo ra tấm gỗ. Ưu điểm của loại ván này là bề mặt bằng phẳng không bị cong vênh, ít mối mọt, giá thành rẻ hơn dễ thi công và thời gian gia công nhanh.
Ngày 30/06/2023, thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đã ký Thông tư 04/2023/TT-BXD ban hành quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD, quy chuẩn chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và thay thế cho QCVN 16:2019/BXD. Theo phiên bản năm 2023, sản phẩm ván gỗ nhân tạo thuộc nhóm sản phẩm vật liệu trang trí và hoàn thiện cần phải chứng nhận và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
Quy chuẩn quy định yêu cầu kỹ thuật đối với 03 sản phẩm ván nhân tạo bao gồm:
Ván sợi (Ván MDF) làm từ các sợi ligno xenlulô, có hoặc không có keo, phụ gia và được ép dưới điều kiện áp suất và/hoặc nhiệt độ xác định.
Ván dăm là một loại vật liệu cốt gỗ được tạo thành từ thân cây gỗ rừng trồng như bạch đàn, cao su (80%) và keo. Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc nghiền nát gỗ thành dăm, sau đó dăm gỗ được trộn keo và ép lại dưới nhiệt độ để tạo ra các tấm ván gỗ với độ dày tiêu chuẩn khác nhau. Những tấm ván dăm này có thể được trang trí bề mặt bằng Melamine, Veneer, Acrylic để tạo thành các sản phẩm nội ngoại thất. Theo QCVN 16:2023/BXD, hai loại ván trên cần đáp ứng đáp ứng 4 chỉ tiêu kỹ thuật sau:
- Độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước
- Độ bền uốn tĩnh
- Độ bền kéo vuông góc với mặt ván
- Hàm lượng Formaldehyt phát tán
Ván ghép thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình: yêu cầu giới hạn hàm lượng formaldehyt phát tán là 0.124 mg/m³
Những lợi ích khi doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm Ván nhân tạo phù hợp Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD:
- Tuân thủ pháp luật, quy định quản lý chất lượng của Bộ Xây dựng và Tổng cục Đo lường, sản phẩm được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu hợp quy, giảm rủi ro trong quá trình thanh kiểm tra. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý sản phẩm hợp quy của các cơ quan nhà nước
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút khách hàng, tăng doanh thu và khả năng quốc tế, mở rộng hoạt động kinh doanh với các đối tác và khách hàng nước ngoài.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, hạn chế các sản phẩm kém chất lượng giúp sản phẩm đáp ứng các nhu cầu tiện nghi an toàn ngày càng cao của khách hàng
- Đáp ứng yêu cầu của nhà thầu, phục vụ các công trình dự án.
Là một trong 3 đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định năng lực chứng nhận sớm nhất, với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, Viện Chất lượng ISSQ đã chứng nhận cho rất nhiều tổ chức công ty khắp 3 miền. Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm Ván nhân tạo nói riêng và các sản phẩm hợp chuẩn hợp quy khác nói chung bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận (nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát không quá 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Sau khi doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và nhận được Giấy chứng nhận sản phẩm Ván nhân tạo phù hợp Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD, tổ chức cần công bố hợp quy tại Sở Xây dựng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đăng ký kinh doanh theo quy định theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
Danh mục hồ sơ cơ bản bao gồm: (trong quá trình thẩm xét hồ sơ, có thể bổ sung các tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chuyên trách)
- Bản công bố hợp quy theo Mẫu 2. CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ Sản phẩm phù hợp Quy chuẩn, kèm theo mẫu dấu hợp quy mà tổ chức chứng nhận đã cấp.
- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh về thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức (Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác).
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.Ngày đăng: 05/02/2024
Tin liên quan
- Dầu nhờn động cơ đốt trong hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN
- Khóa đào tạo ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Khóa Đào tạo nhận thức chung ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Lợi ích của chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống Quản lý Chất lượng chuyên ngành dầu khí
- Chứng nhận ISO 22000 phù hợp với những doanh nghiệp nào?
- Vai trò của Hệ thống Quản lý Môi trường theo ISO 14001
- Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn GMP
- Nhóm sản phẩm chứng nhận phù hợp theo QCVN 16:2023/BXD
- ISO 20000 - Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý Dịch vụ Công nghệ Thông tin
- Những nguyên tắc cơ bản của Tiêu chuẩn HACCP
- Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng ISO 22301
- Vật liệu xây dựng bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD
- Tiêu chuẩn ISO 21001 áp dụng đối với các tổ chức giáo dục
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp
- Quy trình để Chứng nhận ISO 28000
- Chứng nhận ISO 21001:2018 - công cụ quản lý chất lượng hữu ích đối với các tổ chức giáo dục
- Chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử QCVN 4:2009/BKHCN
- Điều kiện để được chứng nhận HACCP
- ISO 21001 Tiêu chuẩn đầu tiên áp dụng đối với các Tổ chức giáo dục
- Chứng nhận hợp quy ống cấp thoát nước theo QCVN 16:2023/BXD